Thứ sáu, 13/12/2024, 14:16 [GMT+7]

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quản lý cộng đồng trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật, 29/08/2021 - 14:41'
(BLC) - Sáng nay (29/8), Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh phối hợp với UBND huyện Than Uyên tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong chương trình xây dựng NTM. Hội thảo được kết nối với điểm cầu tại Hà Nội.

Dự án Quản lý cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hợp tác của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương và Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) và Tổ chức Bánh mì cho thế giới tài trợ.

Điểm cầu Hà Nội có đồng chí Nguyễn Minh Tiến – Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương; Bùi Thị Kim - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC).

Điểm cầu huyện Than Uyên có đồng chí: Vương Đức Lợi – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; Nguyễn Văn Thăng – Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên; Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện, các phòng chuyên môn, xã Phúc Than, Ta Gia; đại diện các huyện, thành phố và nhóm nòng cốt các bản tham gia dự án tại huyện Than Uyên dự Hội thảo.

Phát biểu chia sẻ về vai trò của cộng đồng trong chương trình NTM giai đoạn 2021-2025, ông Nguyễn Minh Tiến – Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương nhấn mạnh: QLCĐ chỉ hiệu quả khi quá trình thực hiện thực sự dân chủ, có sự tham gia, công khai, minh bạch, thực sự đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân và người dân được ra quyết định. Người dân được trao cơ hội làm và quản lý các công trình do vậy năng lực được nâng lên. Sau khi công trình hoàn thành, người dân tự thảo luận về quy chế sử dụng và thành lập nhóm duy tu bảo dưỡng.

Thực hiện QLCĐ trong chương trình xây dựng NTM tại 6 bản của 2 xã: Phúc Than, Ta Gia của huyện Than Uyên từ tháng 10/2018-9/2021 nhằm nâng cao năng lực tự quản lý của người dân địa phương trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề phát triển của địa phương. Tổng ngân sách thực hiện 50 tiểu dự án với tổng số tiền trên 4,1 tỷ đồng. Sau 36 tháng, đã làm mới, nâng cấp 5.369m đường bê tông, mở 2km đường sản xuất, kè đường 600m; làm 92 cột điện năng lượng mặt trời; 2 bể nước, 10.600m ống nước; làm 2 cầu đi lại qua suối, 3 nhà vệ sinh cộng đồng, 76 nhà vệ sinh gia đình; 2 sân chơi cộng đồng; 3 nhà văn hóa được mở rộng, bổ sung trang thiết bị…

Đại biểu thảo luận tại Hội thảo.

Đại biểu thảo luận tại Hội thảo.

Dự án đã tổ chức được 6 cuộc họp thôn, bản giới thiệu về dự án và QLCĐ 18 cuộc họp: lập hồ sơ cộng đồng và lựa chọn giải pháp ưu tiên (38 vấn đề được người dân lựa chọn giải quyết); 12 cuộc đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và người dân được tổ chức với 760 lượt người tham gia; có 93 ý kiến, đề xuất của người dân đưa ra và được chính quyền địa phương giải đáp thỏa đáng. 38 tiểu dự án được các nhóm cộng đồng quản lý, thực hiện thành công theo phương pháp QLCĐ và hoàn thiện chứng từ quyết toán theo quy định. Có 2.788 người hưởng lợi từ các tiểu dự án, trong đó nữ 1397 người; nghèo, cận nghèo 844 người…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ cách làm hay, kinh nghiệm sáng tạo và đưa ra giải pháp linh hoạt, hiệu quả, những cơ hội, thách thức khi áp dụng QLCĐ vào trong chương trình NTM giai đoạn tiếp theo. Một số ý kiến cho rằng, cần tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ bản trong thực hiện dự án; cần nhân rộng thêm mô hình dự án tại các thôn, bản khác trong tỉnh để người dân học hỏi, thực hiện…

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Vương Đức Lợi – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng NTM tỉnh nhấn mạnh: Dự án đã nâng cao năng lực điều hành quản lý trong cộng đồng và sự vào cuộc của hệ thống chính trị từ bản đến người dân mà trực tiếp người dân tham gia góp kinh phí, ngày công cùng thực hiện. Thời gian tới, mong muốn Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Trung tâm hỗ trợ Phát triển vì phụ nữ và trẻ em, Tổ chức Bánh mì cho thế giới tiếp tục tài trợ, mở rộng một số lớp về cách thức tiến hành tại một số địa phương khác.

Trước đó, ngày 28/8, các đại biểu đã thăm quan thực địa và nghe chia sẻ kinh nghiệm thực hiện QLCĐ trong chương trình xây dựng NTM tại bản Nậm Vai, xã Phúc Than.

Uyên Linh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Cần thực hiện nghiêm túc hơn
Dù hầu hết các đơn vị kinh doanh xăng, dầu đã chấp hành quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế; nhưng thực tế, trên địa bàn tỉnh còn số lượng...
Anh nông dân vùng biên giới làm giàu từ trông sâm Lai Châu
Thay vì trồng trọt, chăn nuôi theo cách truyền thống, nhiều năm nay, anh Tẩn Sài Sông dân tộc Dao ở bản Lả Nhì Thàng (xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ) mạnh dạn đổi mới tư duy làm kinh tế. Với việc...