Thứ sáu, 10/01/2025, 00:27 [GMT+7]

Cắt giảm chỉ tiêu để “cứu” sinh viên và trường ngoài công lập

Thứ hai, 11/03/2013 - 14:06'
Bước vào kỳ tuyển sinh năm 2013, Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GDĐT) vừa công bố một loạt trường ĐH, CĐ bị cắt giảm chỉ tiêu do không đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.

Cắt giảm chỉ tiêu để “cứu” sinh viên và trường ngoài công lập

Thông tin nhiều trường ĐH bị cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh được học sinh đặc biệt quan tâm trong ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tổ chức ngày 10.3 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Mạnh tay cắt chỉ tiêu

Có 23 trường ĐH, CĐ bị cắt giảm chỉ tiêu hệ chính quy, bao gồm  chỉ tiêu hệ đại học, cao đẳng, văn bằng 2, liên thông và trung cấp chuyên nghiệp. 

Trong số này, có 19 trường bị cắt giảm chỉ tiêu, ít nhất là khoảng hơn 10% chỉ tiêu như ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, CĐ Bách khoa Đà Nẵng 2.000 còn 1.800... Cụ thể các Trường ĐH, CĐ bị cắt giảm chỉ tiêu gồm có Trường ĐH Chu Văn An 1.750 còn 1.150; ĐH Công nghiệp Việt Hưng 4.060 còn 3.000; ĐH Kiến trúc Đà Nẵng 2.000 còn 1.800; ĐH Lương Thế Vinh 1.200 còn 1.000; ĐH Nguyễn Trãi 1.300 còn 1.200; ĐH Nội vụ Hà Nội 2.700 còn 2.500; ĐH Tây Bắc 2.800 còn 2.500; ĐH Văn Lang 2.000 còn 1.800; ĐH Yersin Đà Lạt 1.000 còn 700; CĐ Bách khoa Đà Nẵng 2.000 còn 1.800; CĐ Công thương TPHCM 6.500 còn 6.000; CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên 4.450 còn 2.900; CĐ Kỹ thuật Y tế II 2.750 còn 2.000; CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 4.000 còn 3.600. 

Đáng chú ý có những trường bị cắt giảm tới 100% chỉ tiêu so với năm 2012, đó là Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, năm 2012 có 8.200 chỉ tiêu nhưng sau khi Bộ GDĐT kiểm tra các tiêu chí về giảng viên, cơ sở vật chất thì số chỉ tiêu trường được tuyển trong năm 2013 chỉ còn 4.000. Trường ĐH Quy Nhơn từ 4.200 chỉ được phép tuyển còn 3.000. Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường từ 5.660 chỉ tiêu nhưng năm 2013 chỉ được duyệt 4.100. Trường ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh từ 3.000 còn 1.600...

Đối với 5 trường tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo (nhiều năm liền tuyển vượt chỉ tiêu), Bộ GDĐT quyết định giao chỉ tiêu tối thiểu ở tất cả các hệ đào tạo chính quy trong năm 2013. Đó là Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi chỉ tiêu tối thiểu trong mùa tuyển sinh 2013 là 700 cho tất cả các hệ chính quy (hệ trung cấp chuyên nghiệp, liên thông, cao đẳng). Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ tiêu tối thiểu trong tuyển sinh 2013 là 1.300 cho tất cả các hệ chính quy, giảm 450 chỉ tiêu. 

Trong khi đó, Trường ĐH Cửu Long chỉ tiêu tuyển sinh tối thiểu trong năm 2013 chỉ là 1.400, giảm tới 1.800 chỉ tiêu, tức hơn 120%. Chỉ tiêu tối thiểu của Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM trong năm 2013 là 1.650. Nhưng vị trí “vô địch” phải thuộc về Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, từ 17.505 chỉ tiêu bị cắt tới hơn 10.000 chỉ tiêu, chỉ còn được phép tuyển sinh 7.500 chỉ tiêu trong năm 2013. 

“Cứu” cả sinh viên lẫn trường ngoài công lập?

Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh được tổ chức ngày 10.3 tại Hà Nội, đại diện Bộ GDĐT khẳng định sẽ siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh để đảm bảo công bằng cho các trường. Trước đó, kết quả thanh tra ở 30 trường sau mùa tuyển sinh năm 2012 cho thấy đã có tới 18 trường không đạt tiêu chí đội ngũ giảng viên, 5 trường không đạt diện tích sàn xây dựng. 

Thậm chí có những trường không đạt cả hai tiêu chí nhưng vẫn xác định chỉ tiêu rất cao. Thanh tra Bộ GDĐT khẳng định có những trường làm giáo dục theo kiểu thương mại, năng lực rất yếu nhưng khai không đúng thực chất để có số lượng chỉ tiêu cao. Trong khi quy mô chung đã được xác định thì việc báo cáo không trung thực này đã lấy mất chỉ tiêu của trường khác, làm ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Đáng chú ý là những trường bị cắt giảm chỉ tiêu trong năm 2013 đại đa số là các trường công lập. Sau mùa tuyển sinh năm trước, lãnh đạo các trường ngoài công lập đã từng bức xúc nhận xét một trong những nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập không tuyển sinh được là do các trường công lập “tham lam”, “vớt đến tận con tép”. 

Lý giải cho việc các trường công lập tuyển sinh tràn lan, một chuyên gia tuyển sinh phân tích: “Ví dụ một trường có năng lực đào tạo được khoảng 2.000 chỉ tiêu. Với số lượng chỉ tiêu này, điểm trúng tuyển khoảng 15 là tuyển đủ. Nhưng nếu tự tăng lên đến 3.000 thì phải lấy đến điểm sàn mới tuyển đủ chỉ tiêu. Vài chục trường như thế thì còn đâu nguồn tuyển cho trường ngoài công lập? 

Đáng nói nữa là bài toán về kinh tế. Với khoảng 1.000 chỉ tiêu tuyển thêm tức là trường này sẽ được Nhà nước rót thêm kinh phí đào tạo cho 1.000 sinh viên. Cộng thêm tiền học phí sinh viên đóng thì trường sẽ thu được khoản đáng kể. Trong khi để đào tạo “thêm” 1.000 sinh viên này thì cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên vẫn thế”.

Chính vì vậy mà việc Bộ GDĐT siết chỉ tiêu tuyển sinh được lãnh đạo nhiều trường ngoài công lập đồng tình hoan nghênh và coi là một trong những cách để bộ “cứu trường”. Bên cạnh đó, còn “cứu” cả sinh viên, đảm bảo cho các em vào được trường và được học tập trong một môi trường đảm bảo chất lượng.

Theo Laodong (Thứ hai 11/03/2013 11:29)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Không vì tiến độ, bỏ qua chất lượng
Dịp cuối năm, các công trình, dự án trên địa bàn huyện Than Uyên tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cùng với áp lực về thời gian, vấn đề đảm bảo chất lượng công trình được chủ đầu tư và nhà...
Điển hình trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
Ở bản Huổi Só (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), anh Mùa A Lùng (sinh năm 1999) được biết tới là người không ngừng vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế. Anh là điển hình trong phong trào thanh niên...