Thứ tư, 08/01/2025, 20:14 [GMT+7]

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam": Hiệu quả từ công tác tuyên truyền

Thứ tư, 09/01/2013 - 07:48'
Hơn ba năm qua, Ban chỉ đạo (BCĐ) Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" TP Hà Nội phối hợp với các ngành liên quan đã có nhiều biện pháp tích cực thực hiện CVĐ, trong đó phải kể đến công tác thông tin, tuyên truyền… đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp (DN) - các cơ quan quản lý - người tiêu dùng (NTD) ngày càng gắn bó hơn, tạo nên sức sống cho hàng Việt trên thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn. 

Người dân ngày càng quan tâm và ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.

Thời gian qua, BCĐ CVĐ đã phát huy vai trò là cơ quan thường trực, tham mưu cho TP một số giải pháp tháo gỡ khó khăn của DN: Tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã tuyên truyền thực hiện CVĐ với nhiều hình thức phong phú, như tổ chức bình chọn "Hàng Việt Nam được NTD yêu thích", triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại nội địa, như tổ chức các phiên chợ hàng Việt tại các huyện ngoại thành, đưa hàng về nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất; triển khai chương trình bình ổn giá, tháng khuyến mãi; vận động các đơn vị khi mua sắm tài sản công ưu tiên mua hàng Việt... Các địa phương đã hỗ trợ DN sản xuất, kinh doanh khảo sát địa điểm tại các xã, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhằm tìm hiểu thị trường và nhu cầu người dân, người lao động từng khu vực, để NTD khu vực nông thôn tiếp cận hàng hóa Việt và mua hàng với giá hợp lý, bảo đảm chất lượng. BCĐ còn thực hiện các chương trình phát triển, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thương mại ngoại thành; tạm ứng vốn ưu đãi cho các DN trên địa bàn dự trữ các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn giá. 

Riêng trong hai năm qua (2011-2012), TP đã tạm ứng 851 tỷ đồng cho 30 lượt DN phục vụ bình ổn giá để dự trữ 10 nhóm mặt hàng thiết yếu, với giá thấp hơn thị trường 10%, góp phần đáp ứng nhu cầu của NTD. Với sự phối hợp đồng bộ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, các DN như Siêu thị Hà Nội, Công ty TNHH NN MTV thực phẩm Hà Nội, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Long Biên… Hà Nội đã tổ chức được 77 chuyến bán hàng phiên chợ Việt, 358 chuyến bán hàng lưu động, 9 trung tâm bán hàng lưu động, 36 phiên chợ tết… với lượng hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng Việt. Ngoài ra, các DN đã đầu tư, phát triển thêm hơn 60 siêu thị, trung tâm thương mại, chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Đan Phượng, Ba Vì, Thường Tín và thị xã Sơn Tây. 

Có thể nói, sau ba năm thực hiện, công tác thông tin tuyên truyền của BCĐ CVĐ đã tạo được dấu ấn trong đời sống xã hội, góp phần tích cực làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô từng bước hiểu rõ mục đích, ý nghĩa CVĐ. Qua đó, nhận thức với hàng Việt đã có sự thay đổi rõ nét, người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng hàng Việt Nam, thấy được việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam là góp phần tạo điều kiện cho DN trong nước phát triển...

Theo Thanh Hiền (HNM)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Dốc sức hoàn thành dự án nâng cấp đường tỉnh 133
Dự án nâng cấp đường tỉnh 133 đoạn Km0-km21 (dự án) được đầu tư trên địa bàn 3 xã: Thân Thuộc - Nậm Cần - Nậm Sỏ (huyện Tân Uyên) trong 3 năm (2021-2024) với tổng chiều dài toàn tuyến là 20km....
Điển hình trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
Ở bản Huổi Só (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), anh Mùa A Lùng (sinh năm 1999) được biết tới là người không ngừng vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế. Anh là điển hình trong phong trào thanh niên...