Thứ sáu, 10/01/2025, 00:28 [GMT+7]

Hai người Việt được vinh danh lãnh đạo trẻ toàn cầu

Thứ năm, 14/03/2013 - 13:52'
Được vinh danh trong danh sách năm nay của Diễn đàn Kinh tế Thế giới là ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.

Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) là giải thưởng được Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) bình chọn và trao tặng hàng năm cho các cá nhân dưới 40 tuổi có đóng góp lớn cho lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

Theo danh sách YGL 2013 được công bố ngày 12/3, Việt Nam có hai đại diện. Đó là ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.

Bà Lê Thị Thu Thủy - một trong 2 doanh nhân Việt nhận giải.

Nữ CEO của Vingroup - Lê Thị Thu Thủy.

Bà Lê Thị Thu Thủy sinh năm 1974. Trước khi làm Phó chủ tịch Vingroup, bà Thủy từng giữ chức Phó chủ tịch Lehman Brothers tại các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Singapore và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản ở châu Á. Bà gia nhập Vingroup năm 2008 với vai trò CFO, sau đó là Phó chủ tịch phụ trách đầu tư kiêm CEO. Sau khi nhậm chức, bà ghi dấu ấn bằng các thương vụ phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vincom năm 2009 và 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vingroup năm 2012.

Ông Giản Tư Trung.

Giám đốc Tổ hợp giáo dục PACE - Giản Tư Trung

Năm 2012, Việt Nam cũng có một đại diện lọt vào danh sách. Đó là TS Phạm Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Giáo dục TOPICA. Trước đó, GS Ngô Bảo Châu (năm 2011), ông Jimmy Phạm - Sáng lập viên kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức KOTO quốc tế (2011), ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sovico Group (2007) và bà Phạm Thị Huệ - sáng lập nhóm Hoa phượng đỏ ở Hải Phòng (2007) cũng được trao giải này.

Giải thưởng năm nay được WEF trao cho 199 lãnh đạo trẻ đến từ 70 quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực hoạt động của họ rất đa dạng, từ văn hóa - nghệ thuật, giáo dục, truyền thông, đến kinh doanh và chính trị. Châu Âu góp mặt nhiều nhất với 49 đại diện, theo sau là Đông Á (45), Bắc Mỹ (40), châu Phi cận Sahara (19), Nam Á (18), Mỹ Latin (16) và Bắc Phi (12).

Những người này được WEF chọn ra từ hàng nghìn ứng cử viên. Ban đầu, họ được rà soát kỹ càng về chuyên môn và lý lịch. Sau đó, các ứng viên được đánh giá độc lập bởi Hãng nghiên cứu lãnh đạo toàn cầu Heidrick & Struggles. Một hội đồng do Hoàng hậu Rania Al Abdullah của Jordan đứng đầu sẽ loại bỏ lần cuối. Các ứng cử viên được chọn dựa trên thành tích chuyên môn, kiến thức, cam kết với xã hội và khả năng vượt khó.

Theo Thùy Linh - Thanh Bình (VNE)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Không vì tiến độ, bỏ qua chất lượng
Dịp cuối năm, các công trình, dự án trên địa bàn huyện Than Uyên tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cùng với áp lực về thời gian, vấn đề đảm bảo chất lượng công trình được chủ đầu tư và nhà...
Điển hình trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
Ở bản Huổi Só (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), anh Mùa A Lùng (sinh năm 1999) được biết tới là người không ngừng vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế. Anh là điển hình trong phong trào thanh niên...