Thứ năm, 09/01/2025, 13:05 [GMT+7]

"Quyết" phạt xe không chính chủ!

Thứ hai, 04/03/2013 - 08:15'
Theo dự thảo lần thứ 2 Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất xử phạt cả chủ xe khi tài xế lái xe vi phạm một số quy định giao thông đường bộ.

Tài xế vi phạm, chủ xe bị phạt từ 2 - 8 triệu đồng

Dự thảo Nghị định này có 1 điểm mới là tài xế (người làm công) lái xe ô tô, ô tô chở khách, ô tô tải, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô mà vi phạm quy định giao thông đường bộ thì ngoài việc tài xế bị phạt theo lỗi của mình, chủ phương tiện vi phạm cũng sẽ bị xử phạt. Cụ thể mức phạt là 2 – 4 triệu đồng nếu chủ phương tiện là cá nhân, 4 – 8 triệu đồng nếu chủ phương tiện là tổ chức.

Chủ xe ô tô, xe khách, xe tải cũng sẽ bị phạt nếu tài xế vi phạm các quy định giao thông đường bộ

Chủ xe ô tô, xe khách, xe tải cũng sẽ bị phạt nếu tài xế vi phạm các quy định giao thông đường bộ.

Chủ xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Chở quá số người quy định trên phương tiện; Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe hoặc quá kích thước bao ngoài của xe; Điều khiển xe ô tô liên tục quá thời gian quy định.

Chủ xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Xếp hàng trên nóc thùng xe, xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe, xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe; Điều khiển xe liên tục quá thời gian quy định.

Chủ xe ô tô sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có giấy phép; Chở hàng siêu trường, siêu trọng có giấy phép nhưng tổng trọng lượng, kích thước xe vượt quá quy định trong giấy phép.

Chủ xe bánh xích, xe ô tô tải, ô tô khách sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; Chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ; Xe vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong giấy phép; Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có giấy phép hoặc lưu thông trực tiếp trên đường…

Phạt xe không chính chủ, xe không nộp phí đường bộ

Cũng theo dự thảo Nghị định này thì những cá nhân, tổ chức là chủ phương tiện giao thông cơ giới nhưng không làm thủ tục chuyển đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định sau khi đã mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản sẽ bị xử phạt (thường gọi là xe không chính chủ).

Cụ thể, người dân sau khi mua, bán, tặng, cho… phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan chức năng đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu.

Nếu xe lưu thông trên đường mà bị CSGT kiểm tra, phát hiện người lái xe không phải là chủ phương tiện theo giấy tờ xe, không chứng minh được người chủ trên giấy tờ xe là thân nhân, bạn bè cho mượn xe (tức là mua xe mà chưa sang tên, chuyển quyền sở hữu) sẽ bị xử phạt vì lỗi không chính chủ.

Quy định xử phạt xe không chính chủ đã có trong Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ban hành ngày 19/12/2012 và được áp dụng từ đầu tháng 11/2012. Tuy nhiên, chỉ mới thực hiện được vài ngày thì Chính phủ quyết định tạm dừng. Đến dự thảo lần này, bộ GTVT vẫn giữ nguyên quy định này. Chỉ có khác là mức phạt lỗi này theo dự thảo Nghị định mới giảm nhẹ hơn rất nhiều so với trong Nghị định 71.

Cụ thể, theo Nghị định 71 thì mức phạt là 6 - 10 triệu đồng với ôtô và 800.000 - 1.200.000 đồng với xe mô tô, xe gắn máy. Còn theo dự thảo Nghị định mới, mức phạt đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô chỉ là 100.000 - 200.000 đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 200.000 - 400.000 đồng. Mức phạt đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô là 2 - 4 triệu đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 4 - 8 triệu đồng.

Mức phạt 100.000 - 8.000.000 đồng trên cũng được áp dụng cho những phương tiện cơ giới không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định. Đây là cơ sở để CSGT có thể xử phạt các phương tiện không nộp phí bảo trì đường bộ được áp dụng từ đầu năm 2013.

Dự thảo này đang được Bộ GTVT lấy ý kiến đóng góp (thông qua Vụ ATGT). Địa chỉ nhận ý kiến đóng góp: 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Email: [email protected]. Dự kiến dự thảo sẽ sớm trình Chính phủ thông qua để kịp ban hành và thực hiện từ ngày 1/7/2013.

Theo Tùng Nguyên (Dantri)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Không vì tiến độ, bỏ qua chất lượng
Dịp cuối năm, các công trình, dự án trên địa bàn huyện Than Uyên tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cùng với áp lực về thời gian, vấn đề đảm bảo chất lượng công trình được chủ đầu tư và nhà...
Điển hình trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
Ở bản Huổi Só (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), anh Mùa A Lùng (sinh năm 1999) được biết tới là người không ngừng vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế. Anh là điển hình trong phong trào thanh niên...