Thứ năm, 16/01/2025, 13:45 [GMT+7]

Hiểu thế nào về 'Đi xe không chính chủ'?

Thứ ba, 13/11/2012 - 08:55'
"Mượn xe" không có lỗi, tham gia giao thông bằng xe đi mượn - xe không chính chủ không có lỗi. Xe không chuyển quyền sở hữu hay còn gọi xe chưa sang tên đổi chủ theo qui định mới là có lỗi, độc giả Nguyễn Phúc Tâm phân tích.

Trong hai ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm tới qui định xử phạt vi phạm giao thông, nhất là liên quan tới "xe không chính chủ".

Theo pháp luật hiện hành không có điều luật nào qui định điều khiển xe "không chính chủ" là vi phạm pháp luật. Chỉ có chủ phương tiện "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" mới vi phạm theo điều 1, mục 8, điểm 6 khoản C Nghị định 71/2012/NĐ-CP.

Vì vậy "mượn xe" không có lỗi, và tham gia giao thông bằng xe đi mượn - xe không chính chủ không có lỗi. Xe không chuyển quyền sở hữu hay còn gọi xe chưa sang tên đổi chủ theo qui định mới là có lỗi.

Luật giao thông đường bộ (Điều 58) qui định người tham gia giao thông phải mang đủ bốn loại giấy tờ khi lưu thông. Đó là Giấy đăng ký xe; Sổ kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc; Giấy phép lái xe phù hợp.

Luật dân sự: “Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự 
(1) Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không qui định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
(2) Trong trường hợp pháp luật có qui định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo qui định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”.

Nghị Định 71/2012/NĐ-CP, thông tư, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 chưa có hoặc không thể hiện việc "mượn xe" là một dạng hợp đồng bắt buộc giao kết bằng văn bản. Vì vậy, "mượn xe" có thể là giao kết bằng lời nói, hành vi cụ thể được Pháp luật chấp nhận. Do vậy người TGGT chỉ cần mang 4 loại giấy tờ như đã nêu ở trên mà không cần phải có giấy mượn xe hợp lệ hoặc hợp đồng mượn xe hợp lệ, đều không hề vi phạm pháp luật!

Tuy nhiên, trong thực tế khi người TGGT có dấu hiệu, hành vi vi phạm Luật giao thông thì công an sẽ dừng phương tiện mà người đó điều khiển để kiểm tra giấy tờ. Nếu xe là chính chủ với xe đăng ký lần đầu hoặc đã chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định với xe cũ thì người đó chỉ chịu trách nhiệm với lỗi đã vi phạm giao thông. Nếu xe mua lại chưa chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định thì phải chịu trách nhiệm thêm ở lỗi này .

Tương tự, trường hợp mượn xe mà vi phạm giao thông thì người vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về lỗi mà mình vi phạm. Người đó không bị phạt vì lỗi "mượn xe", nhưng phải chứng minh được xe mình mượn là hợp pháp. Mượn xe của người thân thông thường được giao kết bằng "lời nói, hành vi cụ thể", pháp luật thừa nhận, đấy là giữa hai người với nhau (mượn và cho mượn). Nhưng với cơ quan pháp luật thì người mượn xe phải đưa ra được chứng cứ để cơ quan chức năng xác minh đươc! Tại thời điểm kiểm tra mà chưa chứng minh được việc mượn xe là hợp lệ, hợp pháp thì công an có thể yêu cầu người mượn xe mời chủ xe đến giải quyết. Hoặc tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan để phục vụ việc điều tra xác minh (mục 15, sửa đổi điều 54 (nghị định 71).

Để tránh những nhiêu khê, phiền phức không đáng có do việc "mượn xe", thượng tá Đào Vịnh Thắng trưởng phòng CSGT HN 'khuyên': "Đối với những người mượn xe thì cần phải có giấy ủy quyền của chủ phương tiện hoặc phải chứng minh được chủ phương tiện là ai, như cần phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh…" Tuy nhiên, phải hiểu đây là lời khuyên của vị cán bộ cơ ban hành pháp. Luật GTĐB, Nghị định 71/2012/NĐ-CP, thậm chí Thông tư, các văn bản dưới Luật ...chưa có hướng dẫn cụ thể về việc bắt buộc người mượn xe phải đem theo sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn...

Chúng ta cũng phải thừa nhận tình trạng mua bán xe cũ để sử dụng hoặc mua bán lòng vòng, không sang tên đổi chủ gây thất thu thuế cho nhà nước, làm khó trong việc kiểm soát phương tiện khi những phương tiện này gây tai nạn bỏ trốn hoặc phạm pháp hình sự, thậm chí cả an ninh quốc gia.

Nguyên nhân có thể bởi người dân ngại thủ tục, ngại thêm chí phí sang tên đổi chủ vẫn còn cao. Đối tượng buôn bán xe cũ trốn thuế. Và chính sự quản lý của cơ quan chức năng bị buông lỏng hoặc không hiệu quả.

Nay pháp luật siết chặt, quản lý việc "chuyển quyền sở hữu phương tiện" đã làm không ít người dân ngỡ ngàng và lo lắng. Ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Hiệp phó chủ tịch UBATGTQG đề nghị lùi ngày "xử phạt" để người dân chuẩn bị, được dư luận cho rằng hợp lý.

Theo Nguyễn Phúc Tâm (vne)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp
Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này cho thấy phân bón và giống có vai trò không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngoài sử dụng phân hữu...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...