Thứ ba, 14/01/2025, 01:27 [GMT+7]

Thị trường ô tô Nga, miếng mồi béo bở

Thứ ba, 08/03/2011 - 17:56'
Ngay sau khi hãng ô tô Fiat của Ý thông báo hủy vụ liên doanh trị giá nhiều tỷ euro với hãng xe hơi Sollers của Nga thì tập đoàn chế tạo ô tô Ford Motor Co. của Mỹ đã nhảy vào “thế chân”.

Trước đó, hãng ô tô Fiat SpA của Italia và Sollers tuyên bố huỷ bỏ dự án liên doanh trị giá lên tới 2,4 tỷ euro (3,3 tỷ USD) hai bên đã ký kết hồi tháng 2/2010, theo đó hai hãng sẽ thành lập nhà máy liên doanh, dự kiến có công suất 500.000 xe/năm.

Trong một tuyên bố chung, Soller và Fiat nói họ đã quyết định ngừng hợp tác và chấm dứt các cuộc đàm phán liên quan để theo đuổi "chiến lược độc lập" riêng.

Ngay sau sự kiện trên, Ford và Sollers đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về việc thành lập liên doanh có tên Ford Sollers, với tỷ lệ góp vốn 50-50. Liên doanh này sẽ chế tạo xe khách và xe tải nhẹ nhãn hiệu Ford cho thị trường Nga.

Hiện tại, các thông tin chi tiết về tài chính, mục tiêu sản lượng và doanh số của liên doanh vẫn chưa được tiết lộ. Ford và Sollers dự kiến sẽ hoàn tất thoả thuận cuối cùng vào tháng 6/2011. Nhà máy liên doanh dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Giám đốc điều hành Ford châu Âu, Stephen Odell nói rằng liên doanh Ford Sollers sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp xe hơi của Nga.

Ford đã bắt đầu bán cung cấp xe trực tiếp cho thị trường Nga vào năm 2002, và giống như nhiều hãng xe hơi khác, tập đoàn chế tạo ô tô của Mỹ đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây giữa lúc nhu cầu ngày càng gia tăng.

Trong khi các công ty ô tô trong nước của Nga vẫn đối mặt với khó khăn, thị trường này đã tăng trưởng mạnh mẽ. Lượng xe bán ra tại nước này trong năm 2010 đã tăng 30%, lên 1,9 triệu chiếc. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, 9 trong 10 mẫu xe bán chạy nhất tại thị trường Nga là được sản xuát ở trong nước, trong khi mẫu Ford Focus nằm trong top 5.

Số xe bán ra của Ford tại thị trường Nga cũng tăng đánh kể, từ 82.000 chiếc năm 2009 lên 91.000 chiếc năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn khiêm tốn so với của các đối thủ khác tại thị trường Nga. Ford đã và đang tính đến chiến lược thúc đẩy hoạt động tại những thị trường đang nổi như Nga, Braxin, Ấn Độ và Trung Quốc.

Nga sẽ trở thành thị trường ô tô lớn nhất châu Âu vào năm 2015?

Theo báo cáo vừa công bố của công ty Mỹ Boston Consulting Group (BCG), đến năm 2020, thị trường xe con ở Nga sẽ giành vị trí thứ sáu trên thế giới từ vị trí thứ mười trong bảng xếp hạng hiện nay. Dự kiến sau 10 năm nữa, ở Nga sẽ có khoảng 4 triệu xe ôtô được bán mỗi năm.

Theo các nhà phân tích Mỹ, những nhân tố tăng trưởng chính bao gồm: sự gia tăng sản xuất nội địa, hiện đại hóa và quan hệ đối tác với các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Tại Mátxcơva trung bình cứ 1.000 người thì có 250 xe. Tỷ lệ này đối với cả nước Nga là 170 xe, trong khi ở châu Âu là 500-700 xe. Tại Mỹ, cứ 1.000 người, kể cả trẻ sơ sinh thì có 1.000 xe”.

Theo giới phân tích, đến năm 2015, Nga sẽ vượt Đức và trở thành thị trường xe hơi lớn nhất ở châu Âu. Dự đoán của Chính phủ Nga có phần lạc quan hơn nữa, với hy vọng đến Thế vận hội năm 2014, Nga sẽ giành vị trí hàng đầu ở châu Âu.

Theo Tamnhin

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp
Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này cho thấy phân bón và giống có vai trò không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngoài sử dụng phân hữu...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...