Thứ hai, 13/01/2025, 04:46 [GMT+7]

Có những người mẹ không thể dung thứ

Thứ ba, 23/12/2014 - 08:06'
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp đưa tin về các vụ cha mẹ nhẫn tâm bỏ con khi còn nhỏ và “đỏ hỏn” khiến dư luận hết sức thương tâm. “Cá chuối” không còn “đắm đuối vì con”, tình mẫu tử thiêng liêng đang dần bị mai một, phần nào cho thấy sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội hiện đại ngày nay.

 Những em bé vừa lọt lòng đã bị mẹ bỏ rơi không còn là chuyện hiếm-  Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, từ năm 2004 đến năm 2012 có khoảng 176.000 trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi trên toàn quốc. Đến nay con số này không ngừng tăng lên và năm sau luôn cao hơn năm trước. Đáng chú ý, những đứa trẻ có thể bị bỏ rơi ở bất kỳ đâu nhưng chủ yếu tập trung ở các bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc tập trung, nhà chùa….Trong số gần hai trăm ngàn trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi trên toàn quốc có 21.000 trẻ được sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung còn lại được cho làm con nuôi.

Tuy nhiên, con số thông kê này mới chỉ là tương đối gồm những trẻ em may mắn được phát hiện và nhờ những tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của cộng đồng nên các em đã tìm được mái ấm thứ hai để nương tựa. Trong thực tế số trẻ em bị bỏ rơi không được phát hiện chắc chắn còn nhiều và không thể thống kê hết. Đây mới là vấn đề nhức nhối đau lòng, căm phẫn trong xã hội.

Gần đây nhất, dư luận hết sức bất bình về việc cô gái nọ vì nghiện ngập, không có tiền cước tacxi mà sẵn sàng bỏ con lại để thoát thân.Hay việc cô công nhân vì bị lừa tình chót sinh con ra rồi nhẫn tâm vứt ở xe rác.Xa hơn nữa là chuyện nữ sinh cấp 3 lỡ có thai ngoài ý muốn sinh con rồi vứt ở ống cống.Xót xa hơn là chuyện mẹ vứt con ở bụi tre khiến kiến và dòi bu đầy người v.v..vv. Có bao nhiêu đứa trẻ bị bỏ rơi thì có bấy nhiêu hoàn cảnh khác nhau và cũng có tới 1001 lý do để các bà mẹ biện minh cho hành động vô nhân tính của mình. Nào là do hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, không nuôi được con; nào là do bị lừa tình, lừa tiền; do không hiểu biết v.v...

“Hổ dữ không ăn thịt con” thế nhưng với việc làm tàn nhẫn, vô nhân tính này, dù là vô tình hay cố ý nhiều bà mẹ đã trở thành thủ phạm gây ra cái chết cho chính đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ chuyện đứa trẻ bị vứt ở bụi tre không có gì bao bọc khiến kiến và dòi bu đầy người. Nếu không được người dân phát hiện kịp thời chắc chắn em bé này sẽ không còn được sống trên cõi đời.Hay chuyện bà mẹ vứt con ở chùa Quán Sứ với thư xin lỗi, dù mong muốn bỏ con để con có cuộc sống tốt hơn nhưng đứa trẻ đã bị chết trước khi có người phát hiện. Tàn nhẫn hơn, nhiều bà mẹ bỏ con nhưng không mong con được sống, gói con vứt ở ống cống, đống rác… cho tới chết. Đó là những em bé còn “đỏ hỏn” vừa mới chào đời đã bị mẹ chối bỏ, tước đi quyền được sống, được làm người bình thường. Trong thực tế còn không ít những em nhỏ mặc dù đã được sống với cha mẹ, nhưng rồi do không vượt lên được hoàn cảnh, không dũng cảm đối diện với hiện thực đã tàn nhẫn bỏ rơi con khi con mới chập chững, hay còn quá nhỏ chưa làm chủ được cuộc đời. Những em này may mắn thì được sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung hay nhận làm con nuôi, còn nếu không, thiếu thốn tình cảm và sự giáo dục của cha mẹ, người thân,không nơi nương tựa, các em rất dễ bị bắt cóc, lừa bán; bị lợi dụng, xúi giục ra nhập các băng đảng, xa vào tệ nạn xã hội…..cuộc đời và tương lai của các em trở nên mù mịt.

Cách đây mấy năm, câu chuyện về bé Thiện Nhân bị mẹ bỏ rơi ở góc vườn khiến chó gặm mất một phần thân thể đã gây xúc động và phẫn uất lớn trong xã hội.Tưởng rằng đó sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh và lời răn cho những bậc làm cha mẹ để nỗi đau tương tự không còn xảy ra. Thế nhưng thực tế từ đó tới nay vẫn còn có biết bao hoàn cảnh như Thiện Nhân được phát hiện nhưng không phải ai cũng được may mắn như Thiện nhân khi gặp được tấm lòng “bồ tát” giúp đỡ.Cuộc đời của em như giấc mơ khi tìm được mái ấm thứ 2 bù đắp cho mình.

“Trẻ em như búp trên cành” yếu ớt, mong manh rất cần được chăm sóc, bao bọc, mất đi tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ,các em phải đương đầu với “sóng gió”, “bão táp” cuộc đời. Và liệu trong số này có mấy em có thể vượt qua để sống và trở thành người bình thường ?Sinh con ra nhưng không để con được làm người, phó mặc cho xã hội chắc chắn lỗi này không thể đổ tại hoàn cảnh hay trình độ… mà chỉ có thể quy trách nhiệm cho những người mẹ vô trách nhiệm, vô tâm, vô nhân tính. Trong xã hội không thiếu những tấm gương “cá chuối đắm đuối vì con”, cha mẹ hy sinh tất cả vì con, vượt lên hoàn cảnh khó khăn nuôi dạy con lên người như: cha mẹ sẵn sàng ăn cám lợn, ở ống cống, ăn xin cho con vào đại học; nhặt rác nuôi các con lên người…Vì vậy những người mẹ coi nhẹ tình mẫu tử, sẵn sàng bỏ con, bán con, giết con vì bất cứ lý do gì cũng khó có thể dung thứ. Tòa án lương tâm sẽ còn đeo đẳng và trừng phạt đích đáng những bậc làm cha làm mẹ không làm tròn trách nhiệm mà lại có những hành động cực kỳ vô nhân tính.

“Trẻ em là hành phúc của gia đình, là tương lai của đất nước” các em có quyền được hưởng sự yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng của cả gia đình và xã hội. Để không còn tình trạng trẻ bị bỏ rơi điều quan trọng nhất là phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ. Và để xoa dịu bớt nỗi đau, bù đắp những thiệt thòi cho trẻ bị bỏ rơi ngoài việc nâng cao số lượng và chất lượng hệ thống trung tâm tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi cần lắm sự quan tâm, chia sẻ, sự giúp đỡ của cả cộng đồng.

Theo K.T/dancongsan

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...