Chủ nhật, 12/01/2025, 12:01 [GMT+7]

Chủ tịch Quốc hội: Đơn thư không biết đi đâu thì dân buồn lắm!

Thứ năm, 24/04/2014 - 07:42'
“Làm việc với các Ủy ban lâu nay tôi rất bức xúc vì đơn thư của dân nhiều khi còn quên đưa, rồi thư có trả lại hay không cũng chẳng ai biết. Như thế thì dân buồn lắm!”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Ngày 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Nghị quyết các cơ quan Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, HĐND… tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Nghị quyết nhằm xác định trách nhiệm của các đơn vị khi tiếp nhận đơn thư của nhân dân.

Thư đi từ tầng 1 lên tầng 2 cũng bị “ngâm” vài tháng

Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho biết, trong những năm gần đây, tình trạng công dân gửi đơn, thư đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, tạo ra tình trạng đơn, thư chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, vượt thẩm quyền… Trong khi các đơn vị của Quốc hội tiếp nhận, xử lý đơn, thư nhằm mục đích phục vụ công tác chủ yếu là thẩm tra và giám sát, kiến nghị theo lĩnh vực.

 

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu xây dựng Nghị quyết phải sát với thực tế (Ảnh Việt Hưng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu xây dựng Nghị quyết phải sát với thực tế (Ảnh Việt Hưng).

Vì vậy, khi nhận được đơn thư của công dân, các cơ quan của Quốc hội phải tổ chức phân loại, chuyển đến cơ quan xử lý theo lĩnh vực nên tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng là không tránh khỏi. Theo ông Lý đây là vấn đề rất phức tạp xảy ra đối với Quốc hội từ nhiều năm nay nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều trường hợp chỉ chuyển đơn thư của người dân từ tầng 1 lên tầng 2 mà cũng mất... vài tháng. Chính vì vậy rất cần có Nghị quyết trên để tránh việc chuyển đơn thư lòng vòng trong các cơ quan của Quốc hội.

Một số đại biểu khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, tình trạng tiếp nhận đơn thư của nhân dân rồi chuyển lòng vòng rất phức tạp. Đại biểu Quốc hội tiếp dân cũng chỉ chuyển đơn thư chứ không thể tự giải quyết và qua tiếp công dân thấy có vấn đền mới thực hiện giám sát.

Nhằm hạn chế tình trạng trên, theo ông Phan Trung Lý, trường hợp nhận đơn, thư trực tiếp từ người gửi và xét thấy cần thiết thì có thể chuyển đơn thư đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo đến cơ quan phụ trách lĩnh vực và Ban Dân nguyện.

Ông Lý cũng cho biết, có ý kiến đề nghị cần quy định cải tiến việc chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị giữa các cơ quan của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tránh thủ tục hành chính rườm rà. Vì vậy, dự thảo Nghị quyết đã được bổ sung quy định “Cơ quan của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đơn, thư đến cơ quan khác của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xử lý bằng văn bản theo mẫu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”.

Thư chuyển lòng vòng rồi... lặn biệt tăm

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ví tình trạng chuyển đơn, thư lòng vòng trên như “chim đưa thư” - nhiều khi còn quên đưa, rồi thư có trả lại hay không cũng chẳng ai biết. Tình trạng như vậy diễn ra khiến những người dân gặp phải rất buồn và ngay cả Chủ tịch Quốc hội cũng cảm thấy bức xúc khi làm việc với các Ủy ban.

Do vậy, Chủ tịch Quốc hội lưu ý những nội dung được đưa vào Nghị quyết trên cần phải rất khả thi, rất thực tế. Đặc biệt, Quốc hội phải nâng cao vai trò giám sát các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri. Từ đó thấy được cơ quan hành pháp làm đúng hay sai và trách nhiệm với nhân dân như thế nào. Ngoài ra, nó cũng sẽ thấy tình hình dân khiếu kiện đúng hay sai.

“Chúng ta không phải là cơ quan giải quyết nhưng có trách nhiệm và có quyền giám sát các cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Đánh giá dự thảo Nghị quyết trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, khi đọc một số điều ông thấy nó vẫn còn "mênh mênh, mang mang". Vì vậy, Chủ tịch yêu cầu xây dựng Nghị quyết phải sát với thực tế, trên tinh thần những gì luật có đầy đủ rồi thì thôi. Đặc biệt, khi Nghị quyết được áp dụng trong thực tế phải được chấp nhận ngay.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý trụ sở tiếp công dân cũng phải thống nhất ở một địa điểm nhất định. Địa điểm đó do Ban Dân nguyện làm đầu mối và khi nhân dân đến phải phục vụ chu đáo. “Nếu dân đến đó phản ánh về việc xử án thì làm hồ sơ, thủ tục chuyển về Ủy ban Pháp luật; Nếu phản ánh về tình trạng đất đai thì chuyển về Ủy ban Kinh tế…”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Theo Quang Phỗng/Hanoimoi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...