Thứ sáu, 10/01/2025, 09:03 [GMT+7]

Kinh doanh mũ bảo hiểm giả bị phạt tới 200 triệu đồng

Thứ tư, 03/04/2013 - 13:53'
Khung phạt hành chính cao nhất đối với kinh doanh hàng giả là 70-100 triệu đồng, song nếu hàng giả là mũ bảo hiểm và một số loại hàng hóa liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, mức phạt sẽ gia tăng gấp đôi.

Hoạt động kinh doanh mũ bảo hiểm giả, mũ kiểu dáng giống mũ bảo hiểm đang bị dẹp bỏ.

Hoạt động kinh doanh mũ bảo hiểm giả, mũ kiểu dáng giống mũ bảo hiểm đang bị dẹp bỏ.

Theo dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại do Bộ Công thương vừa công bố mới đây, những hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị lãnh mức phạt hành chính lên tới 100 triệu đồng.

Khung phạt cao nhất (70-100 triệu đồng) được áp trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khung phạt nhẹ nhất (1-2 triệu đồng) trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức phạt tiền sẽ bị nhân gấp đôi nếu người sản xuất, người nhập khẩu hàng giả hoặc người buôn bán hàng giả là người nhập khẩu hàng giả đó.

Việc gấp đôi khung xử phạt cũng sẽ áp dụng đối với hoạt động kinh doanh hàng giả là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng và hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh.

Theo tổng hợp nhanh của Bộ Công thương, trong quý I/2013, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 3.489 vụ hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Riêng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh mũ bảo hiểm, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Từ ngày 25/2-25/3 đã kiểm tra 1.667 cơ sở kinh doanh, trong đó, tổng số cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là 896 cơ sở, tịch thu, tạm giữ gần 66,5 nghìn sản phẩm và tổng số tiền xử phạt tính đến thời điểm hiện nay là 256,5 triệu đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh mũ bảo hiểm có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, kinh doanh mũ bảo hiểm không có ghi nhãn hàng hóa, không có dấu hợp quy và chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Phổ biến trong các vi phạm này là hoạt động kinh doanh mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm nhưng không ghi nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ; kinh doanh sai nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo Bích Diệp (Dantri)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) - Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời...
Điển hình trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
Ở bản Huổi Só (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), anh Mùa A Lùng (sinh năm 1999) được biết tới là người không ngừng vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế. Anh là điển hình trong phong trào thanh niên...