Chủ nhật, 12/01/2025, 00:34 [GMT+7]

Nơi phát hiện Bảo vật Quốc gia đang bị lãng quên?

Thứ hai, 30/12/2013 - 09:47'
Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện bên bờ sông Hồng từ năm 1963 tại khu vực giáp ranh giữa thôn I, thôn II xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Hiện thạp đồng đã được công nhận Bảo vật Quốc gia, là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của người dân Yên Bái. Thế nhưng, gần 50 năm, kể từ khi được phát hiện, thạp đồng vẫn không hề có một tấm biển để ghi dấu.

Thạp đồng Đào Thịnh - Bảo vật quốc gia được tìm  thấy ở Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái

Thạp đồng Đào Thịnh - Bảo vật quốc gia được tìm thấy ở Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái

Xã Đào Thịnh đã phát hiện 1/3 trong tổng số 30 chiếc thạp đồng được tìm thấy ở Yên Bái (cả nước phát hiện được 200 thạp đồng). Không những vậy, thạp đồng Đào Thịnh còn có nhiều cái nhất như: Kỹ thuật chế tác đã thể hiện đỉnh cao về kỹ nghệ đúc đồng của người Việt cổ mà đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Hoa văn vô cùng tinh tế và phản ánh rất đa dạng bản sắc văn hóa ở nhiều phương diện trong đời sống của cư dân nền văn minh lúa nước sông Hồng. thạp đồng Đào Thịnh còn được xếp vào loại to nhất, đẹp nhất, nguyên vẹn nhất... Chính từ những giá trị văn hóa đó, đến nay, thạp đồng Đào Thịnh vẫn là một đề tài vô cùng hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và người dân Yên Bái rất băn khoăn, tại sao đến nay địa điểm phát hiện ra thạp đồng Đào Thịnh - Bảo vật Quốc gia vẫn chưa được đặt một tấm bia ghi dấu. Ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Trấn Yên cho biết: Mấy năm trước khi còn công tác ở Phòng Văn hóa huyện, ông đã đặt vấn đề với cơ quan chuyên môn của tỉnh về việc đặt bia ghi dấu nơi phát hiện ra thạp đồng Đào Thịnh nhưng không nhận được sự hồi âm. Ông Mã Đình Hoàn, Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái khẳng định, việc đặt một tấm bia di tích ở đây là rất cần thiết. Tới đây, Ban Quản lý sẽ chủ động tham mưu, đề xuất với Sở về vấn đề này. 

Được biết, việc xây dựng một tấm bia di tích không quá tốn kém về mặt tài chính, trong khi đó việc ghi dấu di tích có rất nhiều thuận lợi vì nơi phát hiện thạp đồng Đào Thịnh ở ngay khu vực trung tâm xã. Đoạn đường từ tỉnh lộ Yên Bái đi Khe Sang ra điểm bờ sông phát hiện được thạp đồng chỉ cách khoảng 200m và không gian rất thoáng đãng. Đường Yên Bái - Khe Sang ở điểm này lại chạy song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Bởi thế, nếu biển di tích có nét chữ to, người đi đường bộ hay đường sắt đều có thể nhận diện được đây là nơi phát hiện ra Bảo vật Quốc gia. Phải chăng nơi này đang bị lãng quên?.

Theo Theo Đức Tưởng/TTXVN

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...