Thứ sáu, 10/01/2025, 23:29 [GMT+7]

Nhà hàng, khách sạn chủ yếu dùng gừng Trung Quốc

Thứ tư, 22/05/2013 - 08:37'
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, từ đầu năm tới nay, lượng gừng nhập khẩu từ Trung Quốc qua 3 cửa khẩu chính là TP HCM, Lạng Sơn và Lào Cai hơn 700 tấn.

Gần đây, có thông tin về việc nông dân ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) sử dụng Aldicarb (một loại thuốc trừ sâu cực độc) dùng trong sản xuất gừng. Mặt hàng này hiện được bày bán rất nhiều tại các chợ ở Hà Nội và TP HCM.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau khi có thông tin trên Cục đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này. Cơ quan này lấy 50 mẫu gừng Trung Quốc bán 10 chợ có quy mô lớn của Hà Nội và TP HCM để kiểm tra. Kết quả cho thấy có một mẫu gừng tại chợ Bình Điền (TP HCM) nhiễm Aldicarb vượt mức cho phép, với dư lượng là 0,06ppm. Theo ông Hồng, so với quy định của Nhật và EU, mức này cao gấp 1,2 lần và cao gấp 3 lần so với mức quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX).

gung-1369112140_500x0.jpg

Gừng Trung Quốc to hơn nhiều so với gừng ta. Ảnh: Anh Quân

"Tuy nhiên, với tỷ lệ này, một người nặng 50kg phải ăn từ 8 lạng đến 2,5kg loại gừng này một ngày thì mới gây ngộ độc. Trong khi đó, lượng gừng dùng hằng ngày không nhiều như các loại rau, củ quả khác. Chúng tôi nhận định, với dư lượng trên, mức nguy hại không lớn", ông Hồng nói.

Do dư lượng chưa ở mức nguy cấp nên lãnh đạo Cục cho biết chưa áp dụng các biện pháp tịch thu, tiêu hủy. Cơ quan này đang tìm đơn vị nhập khẩu để biết nguồn gốc loại gừng này ở địa phương nào của Trung Quốc. Từ đó sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra khắt khe hơn.

Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, lãnh đạo Cục khuyến cáo người sử dụng gừng nên rửa sạch và bóc kỹ vỏ trước khi sử dụng.

Theo thống kê, từ đầu năm tới nay, lượng gừng nhập khẩu từ Trung Quốc qua 3 cửa khẩu chính là TP HCM, Lạng Sơn và Lào Cai hơn 700 tấn. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, đây không phải là số lượng lớn. Loại gừng này khá bắt mắt nên các khách sạn, nhà hàng dùng nhiều.

Về tình trạng trên thị trường Hà Nội, TP HCM, các loại rau củ quả được bày bán khá nhiều, ông Hồng khẳng định những mặt hàng này đều được nhập khẩu qua đường chính ngạch. 

"Rau củ quả chịu thuế suất 0% nên các doanh nghiệp cũng như đầu mối chẳng việc gì phải nhập lậu cả", lãnh đạo Cục cho hay. 

Khẳng định Việt Nam luôn là nước xuất siêu rau củ quả, tuy nhiên, ông Hồng cũng cho rằng, khó ngăn chặn tình trạng nhập các mặt hàng này từ Trung Quốc.

"Việt Nam đã gia nhập WTO nên không thể cấm việc giao thương với các nước nếu không có diễn biến bất thường. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng mình không có hoặc giá của họ rẻ hơn và người dân lại có nhu cầu nên vẫn phải nhập", Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lý giải.  Tuy nhiên, theo ông Hồng các Chi cục Kiểm dịch thực vật tại địa phương đều lấy mẫu kiểm tra rất chặt chẽ trước khi vào nội địa. 

 

Theo Ngọc Minh (VnExpress.vn)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) - Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...