Thứ bảy, 11/01/2025, 08:53 [GMT+7]

Quản lý thị trường kêu khó vì buôn lậu cá tầm quá tinh vi!

Thứ ba, 06/08/2013 - 09:09'
Thừa nhận hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, cơ quan quản lý thị trường cho biết, nguyên nhân chính do đối tượng buôn lậu quá tinh vi và nhiều thủ đoạn.

Cá tầm nhập lậu gây áp lực lớn cho người nông dân nuôi cá tầm trong nước (Ảnh: Báo Công thương)

Cá tầm nhập lậu gây áp lực lớn cho người nông dân nuôi cá tầm trong nước (Ảnh: Báo Công thương).

Trả lời câu hỏi của Dân trí tại phiên họp báo thường kỳ Bộ Công thương tháng 7 diễn ra chiều nay (5/8/2013), ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, trước tình trạng cá tầm nhập lậu tràn lan từ Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều đã có nhiều biện pháp xử lý. 

Cụ thể, trong năm 2012, QLTT và các cơ quan chức năng đã tịch thu tiêu huỷ 15 tấn thuỷ sản các loại. Đến 2013, từ đầu năm đến nay, các bên tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tịch thu tiêu huỷ 129 tấn thuỷ hải sản các loại... trong đó, riêng QLTT tịch thu tiêu huỷ gần 30 tấn, trong đó có cá tầm.

Tự đánh giá về công tác của QLTT, ông Lam thừa nhận, không chỉ riêng cá tầm và việc quản lý của cơ quan quản lý thị trường nói chung chưa đáp ứng được kỳ vọng, mong muốn của người dân. 

Vị đại diện này cho biết, có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do đối tượng buôn lậu sử dụng rất nhiều thủ pháp, biện pháp tinh vi. Ví dụ như trường hợp cá tầm, cá đã qua biên giới rồi thì rất khó để phân biệt đâu là cá tầm Trung Quốc và đâu là cá tầm Việt Nam. 

Hơn nữa, các đối tượng buôn lậu rất biết cách lợi dụng sự qua lại giữa hai bên biên giới để vận chuyển hàng hoá, khi vận chuyển lại bằng rất nhiều phương thức trong khi lực lượng QLTT về trinh sát còn nhiều hạn chế, phải phối hợp với công an, cảnh sát. 

Không chỉ vậy, theo ông Lam, khi xác minh nguồn gốc xuất xứ cũng gặp khó khăn, cần có thời gian trong khi mặt hàng này nếu giữ và bảo quản không tốt thì sẽ dẫn đến chết và phát sinh nhiều vấn đề. 

Nói đến trường hợp xử lý tiêu huỷ 4 tấn cá tầm ở Lạng Sơn, ông Lam dẫn thông tin từ Chi Cục trưởng QLTT ở đây cho biết, đã mời cơ quan công an vào cuộc làm rõ hơn vụ việc này.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, sau hơn 1 tháng từ khi 4 tần cá tầm bị UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) và lực lượng QLTT bắt giữ, tiêu huỷ, đại diện chủ lô hàng đã phản ứng quyết liệt bởi ngay cả quyết định này, chủ lô hàng cũng không hề hay biết.

Cũng trong phiên họp báo chiều nay, trao đổi với Dân trí về vấn đề thương lái thu mua đỉa, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, sau những hiện tượng thương nhân nước ngoài (có/không có đại diện ở Việt Nam) thu mua cua ở Cà Mau, dứa ở Vĩnh Long, vải ở Bắc Giang, Bộ Công thương đã có chương trình rà soát và tuyên truyền phổ biến lại kiểm soát hiện tượng này.

Theo đó, nếu hoạt động thu mua là bất hợp pháp thì các cơ quan chức năng của các địa phương và các bộ ngành sẽ có phối hợp để chấm dứt ngay tình trạng đó.

“Hiện nay, hiện tượng các thương nhân nước ngoài thu mua ở Việt Nam đã dần được quản lý. Các địa phương quản lý việc này rất chặt” – Thứ trưởng Thoa khẳng định.

Theo Bích Diệp (danri)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...