Thứ bảy, 11/01/2025, 13:14 [GMT+7]

Quỹ Bảo hiểm xã hội "điêu đứng" vì nợ đọng

Thứ tư, 04/09/2013 - 08:44'
Nợ đọng bảo hiểm kéo dài ở khối doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng Quỹ Bảo hiểm xã hội đang rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa thu và chi.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, hiện nay tình trạng trốn đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) vẫn diễn ra nghiêm trọng, nhất là tại khối doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ. Theo báo cáo thống kê đến tháng 6/2013, các DN còn nợ đọng gần 6.000 tỷ đồng, trên cả nước mới đạt khoảng 10,4 triệu LĐ tham gia BHXH; thực tế hiện tại mới đạt 20% số NLĐ tham gia bảo hiểm trên cả nước. Cụ thể, lũy kế đến hết tháng 2/2013, các doanh nghiệp, đơn vị trên cả nước nợ tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế lên tới gần 10.400 tỷ đồng. Trong đó, nợ BHXH chiếm gần 7.800 tỷ đồng, nợ bảo hiểm y tế hơn 2.600 tỷ đồng. Dù các địa phương đã quyết liệt áp dụng biện pháp mạnh tay là kiện các doanh nghiệp có số nợ lớn ra tòa, nhưng tỷ lệ nợ không những không giảm, mà vẫn tiếp tục tăng cao.

Đáng chú, hơn 50% đơn vị bảo hiểm trong tình trạng có tỷ lệ nợ cao hơn mức bình quân cả nước. Chính vì số nợ quá lớn, nên Quỹ BHXH đang rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa thu và chi.

Theo đại diện cơ quan BHXH Việt Nam, mặc dù cơ quan BHXH cũng đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ như: đối chiếu, thông báo kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT hằng tháng, tính lãi phạt chậm đóng đối với các đơn vị sử dụng lao động tham gia, công khai danh tính trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy hiệu quả hoạt động của tổ thu hồi nợ liên ngành… tuy nhiên, cơ chế thu hồi nợ này vẫn chưa đủ sức răn đe. Tình trạng chây ỳ, nợ đọng BHXH, BHYT của nhiều DN vẫn tiếp diễn. Cùng đó là thực trạng nhiều DN đang trốn đóng BHXH cho NLĐ bằng cách đóng theo bảng lương chứ không đóng theo doanh thu.

Vấn đề này đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo lên Chính phủ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 95/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động (LĐ), BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Theo đó người sử dụng LĐ chậm đóng, hoặc đóng không đúng với quy định của BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì sẽ bị phạt đến 75 triệu đồng.

Cũng theo Nghị định, người sử dụng LĐ chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN và đóng không đúng với mức quy định sẽ bị phạt tiền từ 12-15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với các hành vi: Chậm đóng BHXH, BHTN; đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định và đóng không đủ số người thuộc diện tham gia.

 

Theo Phạm Thanh (Dantri)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...