

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (TNLPTC) tại Lai Châu đang bước vào giai đoạn quyết liệt hơn, với yêu cầu hành động cụ thể, rõ ràng và đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Những chỉ đạo mới nhất của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng chống TNLPTC và UBND tỉnh không chỉ là sự tiếp nối các chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước, mà còn thể hiện tinh thần “không vùng cấm, không ngoại lệ” trong xử lý sai phạm, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy liêm chính, hành động vì dân.
Những năm gần đây, Lai Châu đã triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh phòng chống TNLPTC. Công tác thanh tra, kiểm tra, truy tố, xét xử được đẩy mạnh; nhiều vụ việc tiêu cực đã được phát hiện, xử lý nghiêm. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác phòng chống TNLPTC vẫn còn không ít hạn chế. Việc tự kiểm tra nội bộ còn chưa được thực hiện đồng đều, số lượng vụ việc phát hiện qua kênh nội bộ còn khiêm tốn; ở một số đơn vị, vẫn còn cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đáng chú ý, những lĩnh vực như quản lý đất đai, tài chính công, đầu tư xây dựng, công tác cán bộ… vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tiêu cực nếu không có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.
Thành phố Lai Châu ngày càng khang trang, giàu đẹp.
Trong bối cảnh đó, cấp ủy, chính quyền tỉnh đã đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như những “mũi đột phá” để tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong công tác phòng chống TNLPTC:
Thứ nhất, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất liêm chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; xây dựng văn hóa không tham nhũng, không lãng phí.
Thứ hai, gắn công tác phòng chống TNLPTC với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị 05, Kết luận 21... nhằm biến đấu tranh phòng, chống tiêu cực thành hành động tự giác của từng tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực nhạy cảm, những nơi có nhiều đơn thư phản ánh, tránh tình trạng “vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc chính sách bảo vệ người tố giác, khuyến khích cán bộ, đảng viên dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung, theo đúng tinh thần Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị.
Thứ năm, siết chặt trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng ngừa sai phạm tại cơ quan, địa phương mình phụ trách; không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh.
Thứ sáu, yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tự kiểm tra nội bộ theo đúng quy định pháp luật về tài chính, kế toán, thực thi công vụ.
Thứ bảy, đẩy mạnh kê khai tài sản, thu nhập một cách thực chất, có kiểm soát, không hình thức.
Thứ tám, tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan báo chí và nhân dân trong công khai thông tin, định hướng tuyên truyền và tiếp nhận, xử lý nguồn tin về hành vi TNLPTC.
Các nhóm nhiệm vụ nêu trên cho thấy quyết tâm cao độ của cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu trong việc “tấn công toàn diện” vào các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, nhũng nhiễu - những mầm mống làm xói mòn niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền.
Đồng thời khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng không phải là chiến dịch ngắn hạn mà là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự kiên định và vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Cán bộ, công chức không chỉ “không tham nhũng” mà còn “không dung túng”, “không thờ ơ” trước cái xấu.
Không để “vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”, đó là mệnh lệnh hành động. Mỗi cơ quan, đơn vị cần chủ động “soi sáng” nội bộ mình bằng các cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, qua đó giữ vững kỷ cương, bảo vệ thanh danh tập thể.
Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của truyền thông, dư luận và tiếng nói từ nhân dân trong phát hiện, phản ánh hành vi tiêu cực. Sự vào cuộc của xã hội là “lá chắn” hữu hiệu giúp phát hiện sai phạm từ sớm, từ xa, đồng thời tạo sức ép dư luận để những người có hành vi sai trái không thể lẩn tránh trách nhiệm.
Chống TNLPTC chính là bảo vệ sự trong sạch của Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng bộ máy công quyền liêm chính, kiến tạo và phụng sự. Với quyết tâm chính trị rõ ràng, biện pháp cụ thể và tinh thần không khoan nhượng, Lai Châu đang thể hiện một hình mẫu địa phương dám “nói đi đôi với làm”, không để vùng trũng cho tham nhũng tồn tại và lan rộng.
Tin đọc nhiều

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Than Uyên

Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) thẩm tra nội dung trước Kỳ họp thứ hai mươi bảy

Cung cấp thông tin cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hội nghị báo cáo viên tháng 4 năm 2025

Tam Đường: Gặp mặt Cựu chiến binh tiêu biểu nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Bộ Công an hỗ trợ tỉnh Lai Châu xây mới 1.100 căn nhà cho các gia đình thuộc diện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tam Đường quyết tâm hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát









