Chọn mua thẻ nhớ cho máy ảnh
Bước 1: Định dạng thẻ nhớ của bạn.
Như đã nói, có trên 20 định dạng khác nhau và hiện nay con số này đang gia tăng. Bạn nên biết một số định dạng thông dụng hiện nay:
1. SMART MEDIA
Smart Media (SM) là loại thẻ đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Nó được nghiên cứu và phát triển bởi Olympus và Fuji. Trước đây, loại thẻ này khá phổ biến nhưng thời gian gần đây nó đã không còn được người sử dụng ưa chuộng vì kích thước lớn, dung lượng hạn chế, khó mua trên thị trường, giá cao… Điều quan trọng là độ tin cậy dữ liệu của thẻ SM cũng thấp hơn các loại thẻ khác do bảng mạch tiếp xúc được đặt ngay trên thân thẻ, chứ không đặt ở đầu như các loại thẻ thông thường.
2. MULTIMEDIA CARD
Multimedia Card (MMC) ra đời sau SM với ưu điểm có lớp bảo vệ bảng mạch tiếp xúc. MMC nhỏ hơn so với SM nhưng dày hơn. Bảng mạch tiếp xúc của MMC được đặt ở mặt dưới của thẻ. Các thẻ nhớ MMC mới nhất có thể truyền dữ liệu với tốc độ 52 MB/giây. Tốc độ lớn hơn và kích thước nhỏ hơn cho phép người sử dụng đạt được hiệu suất cao hơn từ các thiết bị di động như điện thoại di động, PDA, MP3... Hiện có 4 loại thẻ MMC thông dụng trên thị trường là: RS-MMC, MMC Plus, MMC Micro và MMC Mobile.
3. COMPACT FLASH
Compact Flash (CF) là loại thẻ dùng bộ nhớ Flash. CF được SanDisk giới thiệu vào năm 1994. Nó khá phổ biến trên các máy nghe nhạc MP3, máy chụp hình kỹ thuật số, PDA…Ưu điểm của CF là tốc độ nhanh, dung lượng lớn, trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ. CF đáp ứng khả năng lưu trữ lên đến 2,2 và hỗ trợ những camera sử dụng định dạng "FAT32".
Sự ra đời của CF đánh dấu một bước phát triển mới trong công nghệ chế tạo thẻ nhớ, bởi thẻ CF ít tiêu tốn điện năng hơn và dữ liệu được bảo đảm an toàn hơn. Theo tính toán của một số chuyên gia, dữ liệu lưu trên CF có thể giữ an toàn trong 100 năm.
Có 2 loại thẻ nhớ Compact Flash là Type I và Type II. Hai loại này chỉ khác nhau về độ dày, 0,33 cm cho CF Type I và CF Type II dày 0,5 cm. Type I được dùng trong các bộ nhớ flash, trong khi đó CF Type II được sử dụng trong các Microdrive (các ổ cứng nhỏ sử dụng thẻ CF) và card mạng WiFi.
4. MEMORY STICK
Không giống như các loại thẻ nhớ khác, Memory Stick (MS) là sản phẩm độc quyền của Sony, được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 9/1998. Năm 2003, Sony đã nâng cấp định dạng này lên thành MS Pro, đồng thời phát hành MS Duo dạng nén. Sau đó lại tiếp tục ra mắt thẻ nhớ MS Pro Duo.
Dung lượng của các thẻ MS Pro có thể lên đến hàng Gigabyte. Một điểm đáng quan tâm là các thiết bị chỉ hỗ trợ thẻ MS thường sẽ không đọc được MS Pro nhưng các thiết bị hỗ trợ MS Pro sẽ đọc được các thẻ MS thường.
Ngoài ra, Sony còn hợp tác với SanDisk để cho ra Memory Stick Micro với kích thước 15 x 2,5 x 1,2 mm, để dùng trên điện thoại di động. Thẻ hoạt động với dòng điện 3,3 - 1,8 V và tốc độ truyền khoảng 160 Mb/giây. Trên lý thuyết, định dạng này có thể lưu tới 32 GB dữ liệu.
5. SECURE DIGITAL
Secure Digital Card (SD) là loại thẻ nhớ khá phổ biến hiện nay. Nó được phát triển dựa trên nền của thẻ MMC, nhưng có khá nhiều khác biệt. SD có kích thước là 32 x 24 x 2,1 mm, hình dáng không đối xứng, dày hơn thẻ MMC. Bảng mạch tiếp xúc của SD được đặt ở mặt dưới thẻ (tương tự thẻ MS), nhằm tránh những tiếp xúc khi cầm nắm. Hầu hết các thẻ SD thường có một khóa chống ghi. Đây là biện pháp bảo vệ an toàn cho dữ liệu trên thẻ. Tốc độ ghi và truyền dữ liệu của các thẻ SD cũng khá cao và ngày càng được cải thiện.
Thẻ SD được chính thức giới thiệu với công chúng vào tháng 8 năm 1999 bởi Panasonic, SanDisk và Toshiba. Những hãng chế tạo ra SD hy vọng nó có thể cạnh tranh thành công với thẻ Memory Stick của Sony. Đến giữa năm 2000, những chiếc thẻ SD đầu tiên chính thức có mặt trên thị trường với các mức dung lượng 32 MB và 64 MB. Đến năm 2006, thẻ MicroSD, MiniSD (tên gọi khác là thẻ Tranflash) và thẻ SDHC (Secure Digital High Capacity) lần lượt ra mắt công chúng với khả năng lưu trữ hơn 2 GB và tốc độ đọc/ghi dữ liệu lên tới 2,2 MB/giây.
6. xD – PICTURE
Thẻ xD-Picture được phát minh bởi Olympus và Fuji. Chỉ có các máy chụp hình kỹ thuật số của Olympus và Fuji mới hỗ trợ loại thẻ này nên nó không được phổ biến như các loại thẻ khác. Khi sử dụng các loại thẻ này, cần phải có một đầu đọc thẻ xD-Picture để chép dữ liệu trên thẻ.
Tốc độ ghi/chép dữ liệu của thẻ xD-Picture cũng khá cao, kích cỡ nhỏ gọn nhưng người dùng sẽ thực sự gặp khó khăn với loại thẻ này vì giá khá đắt và rất khó mua trên thị trường. Dung lượng cũng là một điểm yếu của thẻ xD-Picture.
Nếu muốn mua mới chiếc thẻ nhớ cho máy mình, bạn có thể tra cứu model trên internet. Cùng lắm, bạn mang máy ra tiệm để nhân viên chọn đúng thẻ nhớ cho bạn.
Bước 2: Chọn dung lượng lưu trữ
Con số hình ảnh lưu trữ chính xác của một thẻ phụ thuộc vào sự kết hợp của dung lượng lưu trữ của thẻ và khả năng phân giải máy ảnh của bạn.
Bộ nhớ dung lượng thẻ thường được đo bằng gigabyte. Đối với dòng máy ảnh gia đình, bạn nên mua thẻ có kích thước tối thiểu là 2GB. Hiện tại những dung lượng “tiền sử” (32MB, 64MB, 128MB, thậm chí đến 512MB) đã ngưng sản xuất, thay cho các loại thẻ dung lượng lớn đến 32GB.
Đối với hầu hết các nhiếp ảnh gia nghiệp dư, dung lượng bộ nhớ thẻ nên là yếu tố quyết định. Sử dụng các nguyên tắc này như là một quy luật của việc chọn dung lượng cho thẻ tối thiểu:
• Nếu bạn chụp Jpeg chỉ: 2-4GB
• Nếu bạn chủ yếu là bắn ở chế độ Nguyên: 4-8GB
• Nếu bạn chụp Jpeg và video: 4-16GB
• Nếu bạn chụp RAW và video: 8-32GB
Dung lượng lưu trữ còn tùy thuộc vào chế độ chụp. Ví dụ nếu bạn đang chụp với một máy ảnh 10-megapixel, chẳng hạn như Canon PowerShot S90, thẻ 2GB bạn có thể lưu trữ khoảng 750 tấm hình JPEG ở chế độ thô. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển sang chế độ RAW, số lượng có thể chỉ còn 135 hình trên cùng một thẻ. Do vậy, một thẻ SDHC 8GB có thể lưu trữ khoảng 540 tác phẩm thô.
Với nhu cầu quay video trên máy ảnh, bạn cần dung lượng cao hơn. Trên một thẻ 2GB, các S90 có thể ghi 24 phút video độ nét tiêu chuẩn (640x480 pixels ở 30 khung hình / giây). Nhưng trên một thẻ 8GB, nó có thể cho bạn quay đến 1 giờ và 35 phút.
Vì vậy, bạn cần mua nhiều dung lượng thẻ khác nhau để sử dụng. Theo các chuyên gia, bạn nếu chỉ chuyên chụp hình, bạn nên sở hữu nhiều thẻ dung lượng nhỏ hơn là một thẻ dung lượng lớn, chẳng hạn như sở hữu nhiều thẻ 1GB vẫn tốt hơn một thẻ 8GB.
Theo Phunuonline
Bình luận