Chủ nhật, 12/01/2025, 22:19 [GMT+7]

Dùng đường khôn ngoan

Thứ hai, 20/12/2010 - 08:59'
Bệnh tiểu đường, béo phì vẫn phát triển. Sử dụng đường hoá học thay thế đường đơn (đường mía) để an toàn và tiết kiệm, liệu có là giải pháp tốt?

Đường hoá học gắn mác ít năng lượng

Những gánh chè, quán bánh sử dụng đường hóa học là nỗi ám ảnh của nhiều người mê đồ ngọt. Bà Ngọc Hà, một người tiêu dùng kể: “Một lần khi ăn phải chè nấu bằng đường hoá học tôi thấy cổ họng khô, vị ngọt đọng trên lưỡi, vị khó chịu. Từ đó tôi không dám ăn chè bên ngoài bán nữa”.

Các loại đường hoá học như cyclamate, saccharin, aspartame, acesunfame – K, sucralose,... có vị ngọt gấp 150 – 600 lần so với đường thường, không có năng lượng hoặc lượng calo cực thấp. Một số loại có vị tinh khiết, có loại có vị chát, dư vị đắng, mùi khó chịu. Chúng thường được dùng chế biến các sản phẩm như kẹo cao su, mứt, trái cây đóng hộp, kem đánh răng, nước mắm… Ngoài ra, còn một số loại đường ít năng lượng được chiết xuất từ bắp, củ cải đường,… có độ ngọt bằng 1/2 đường đơn, vị ngọt dễ phai theo thời gian và theo nhiệt độ cao. Loại này đang được người bệnh tiểu đường, ăn kiêng ưa chuộng dù có giá thành khá cao. Đường bắp, gói 125g có giá 55.000đ; đường củ cải, gói 300g giá 42.000đ.

Từ khi bà bạn thân phát hiện bệnh tiểu đường, bà Thuỳ Trâm chuyển sang dùng đường ít năng lượng để yên tâm thoả mãn thói quen ăn ngọt. Nhưng sau đó bà lại “tá hoả” khi biết loại đường mình đang sử dụng hoá ra là đường hoá học.

Hiện nay, với sự đa dạng của nhiều loại đường hoá học đã được cho phép sử dụng và cùng với công nghệ quảng cáo, loại đường này được nhắc đến với cái tên “ít năng lượng”. Người tiêu dùng vì nhu cầu sức khoẻ đã quên đi nỗi ám ảnh mang tên “đường hoá học” và sử dụng chúng như một loại gia vị thông thường.

Trong một quảng cáo mới đây, loại đường này đã được “gợi ý” nên đưa vào sử dụng trong các quán ăn để tiết kiệm.

Xác định đối tượng, liều dùng

Nhưng quảng cáo chỉ là quảng cáo. Theo kỹ sư Đỗ Thị Kim Quyên, bộ môn chế biến món ăn trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist, đường hoá học phù hợp chế biến các món nước, làm bánh, không làm ảnh hưởng mùi vị. Ngoài ra, đường hoá học không thể tạo màu nâu vàng, giữ độ ẩm, làm mềm bánh như đường mía. Không nhất thiết phải sử dụng đường vì đường có thể cung cấp qua các loại thực phẩm khác.

Thị trường đường phong phú chủng loại khiến người tiêu dùng bối rối.

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM cho biết, một đơn vị kinh doanh dùng đường hoá học thay thế mà không ghi rõ cho người tiêu dùng biết là bất hợp pháp. Nên công bố trong sản phẩm là loại đường nào để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.

Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức cho biết thêm: “Đường hoá học hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Cần xác định những trường hợp nào nên dùng. Đặc biệt không dùng cho trẻ con vì chúng cần phải phát triển, gây mất cân đối dinh dưỡng. Quan trọng là không gây hiểu lầm dùng đường hoá học như đường thông thường. Chỉ dùng đường hoá học cho người bệnh, người béo phì”.

Theo bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện nhân dân Gia Định, sử dụng đường đơn nhiều cũng có hại nhưng đường hoá học còn hại hơn. Lượng đường hóa học sử dụng tối đa cho một người có cân nặng 50kg là 10g/ngày, lượng đường đơn hợp lý sử dụng trong một ngày sẽ dưới 10% tổng cân nặng cơ thể. Đường hoá học là biện pháp thay thế không an toàn, cần tìm hiểu đường chiết tinh từ đâu. Không cần ăn đường, có thể ăn cơm, khoai, rau, trái cây,… để chuyển hoá thành đường.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Texas, Hoa Kỳ) cung cấp thêm thông tin, theo cơ quan Thực – dược phẩm Hoa Kỳ, chưa có bằng chứng nào về việc đường hoá học gây ra ung thư hoặc gây hậu quả trầm trọng. Tuy nhiên, nhiều người có dùng đường hoá học than phiền nhức đầu, đầy bụng khi dùng nhiều. Cũng như với các loại thực phẩm, dùng đường vừa phải là điều khôn ngoan, dù đó là đường thiên nhiên hay hoá học.

Theo SGTT

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...