Chủ nhật, 12/01/2025, 17:30 [GMT+7]

Khuyến mại, giảm giá: Của rẻ có là của ôi?

Thứ sáu, 10/12/2010 - 08:42'
Mức giảm từ 10-50% đã đánh trúng tâm lý chuộng hàng giá rẻ của người tiêu dùng chứ ít chú ý tới chất lượng sản phẩm.

Tưng bừng xả hàng, khuyến mại

Ngay từ đầu tháng 11, thị trường trong nước đã "nóng" lên với "Ngày vàng mua sắm" 2010 với 23 "điểm Vàng" trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những ngày cuối năm càng dồn dập, càng có nhiều chương trình khuyến mại tưng bừng của các doanh nghiệp cung ứng đủ lĩnh vực: Từ thực phẩm tươi sống, thực phẩm, điện máy, nội thất...

Nhiều siêu thị điện máy lớn như Media Mart, Pico Plaza, liên tiếp tổ chức các chương trình "vàng" hút khách. Từ ngày 27/11 đến ngày 3/12, hệ thống thế giới điện máy Media Mart có thông báo đến đông đảo công chúng về giờ vàng khuyến mại từ 9h đến 10h sáng.

Trong giờ vàng này, các sản phẩm không có quà tặng sẽ được giảm tiền, cụ thể tivi LCD được giảm 1 triệu đồng đối với các mặt hàng có giá từ 6.900.000 đồng trở lên (không áp dụng cho sản phẩm được khuyến mại, tặng quà và của hãng Sony), tặng ngay 800.000 đồng khi mua sản phẩm điện lạnh có giá trị từ 4.900.000 đồng trở lên.

Khuyến mại, giảm giá: Của rẻ có là của ôi?, Giá cả thị trường, Khuyen mai, giam gia, hang thanh ly, hang ton, gia ca, gia re, chat luong oi

Rồng rắn xếp hàng mua sản phẩm khuyến mại (Ảnh minh hoạ)

Ngay cả mặt hàng mỹ phẩm, thời trang cũng giảm giá đến choáng váng. Nhiều cửa hàng nước hoa, mỹ phẩm treo biển thanh lý sản phẩm quanh năm, với mức giá rẻ đến ngỡ ngàng. Mức giảm giá phổ biến rẻ hơn giá gốc từ 30 đến 40%, có khi lên tới 60%.

Dọc các tuyến phố Cầu Giấy - Chùa Bộc - Tôn Đức Thắng - Minh Khai, các shop thời trang tưng bừng treo băng rôn, biển "sale off" đầy thu hút. Tờ rơi quảng cáo bắt mắt được phát đến tận tay người tiêu dùng. Nhiều điểm bán hàng tồn, hàng thanh lý mọc lên như nấm, luôn trong tình trạng tấp nập người mua.

Người tiêu dùng cũng vì thế mà ào đi mua sắm với tâm lý "nhanh chân kẻo hết". Cảnh khách hàng chật kín tại những siêu thị lớn, điểm vàng mua sắm, tấp nập vào ra các cửa hàng, cửa hiệu cũng là điều dễ hiểu.

Của rẻ là của ôi?

Dù rất hào hứng với các chương trình khuyến mại giảm giá nhưng không ít người tiêu dùng đã phải giật mình nghi ngờ về tính chân thật của các sản phẩm khuyến mại:

Liệu đó có phải hàng chính hãng, mới 100%? Giá khuyến mại liệu có thấp hơn giá trị thực của sản phẩm? Liệu chất lượng hàng khuyến mại có được đảm bảo? Thực tế, vô số khách hàng đã phải cắn răng chịu trận vì mua phải hàng khuyến mại "trời ơi".

Mức giảm từ 10% - 50% của các cửa hàng, siêu thị đã đánh trúng tâm lý chuộng hàng giá rẻ của đa phần người tiêu dùng chứ ít chú ý tới chất lượng sản phẩm. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người tưởng là mua được hàng rẻ nhưng hóa ra đắt, hay đành ngậm ngùi ăn "quả đắng" khi hàng mua về vừa dùng đã hỏng.

Khuyến mại, giảm giá: Của rẻ có là của ôi?, Giá cả thị trường, Khuyen mai, giam gia, hang thanh ly, hang ton, gia ca, gia re, chat luong oi

Hàng khuyến mãi rất được yêu chuộng (Ảnh minh hoạ)

Chị Hà (ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Hôm chủ nhật vừa rồi (28/11) vợ chồng tôi đi mua chiếc lò vi sóng ở 1 cửa hàng điện máy trên đường Xuân Thủy với giá 1,2 triệu đồng. Hí hửng mãi là mua được hàng tốt lại rẻ nhưng ngờ đâu mới dùng được 3 ngày đã trục trặc."

Không chỉ có vấn đề về niêm yết giá, về chất lượng sản phẩm, nhiều điểm xả hàng khuyến mại chẳng khác nào nơi tiêu thụ hàng "thải", chất lượng "ôi" cho doanh nghiệp.

Ghé vào một điểm xả hàng made in Việt Nam trên đường Cầu Giấy, nhiều khách hàng nhanh chóng đi từ háo hức, phấn khởi mua sắm chuyển sang thất vọng thậm chí... rùng mình!

Anh Thành ở Nguyễn Phong Sắc (Hà Nội) kể, mất gần 30 phút tìm tìm bới bới trên đống quần áo ngồn ngộn, anh mới chọn được chiếc áo gió màu xanh nước biển, giá 150.000 đồng. Nhưng khi lôi được lên thì thấy áo... cụt mất một tay. Gọi nhân viên bán hàng để hỏi, anh nhận được câu trả lời ngắn gọn: ''Hỏng thì anh chọn cái khác đi, hàng thanh lý, xả hàng thì hay bị lỗi lắm''.

Rõ ràng, trong khi thị trường tiêu dùng đang có xu hướng tăng giá, nhiều tư thương đã tận dụng những kẽ hở có thể chấp nhận để tung ra các chiêu khuyến mãi kiểu trên trời, còn người tiêu dùng bỗng trở thành "thùng rác" cho các doanh nghiệp "xả" hàng tồn.

Theo Eva

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...