Thứ bảy, 11/01/2025, 00:14 [GMT+7]

Tiger Woods, gương mặt quảng cáo tệ nhất 2010

Thứ tư, 19/01/2011 - 14:52'
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo với các ngôi sao thể thao Mỹ năm vừa qua là một bằng chứng nữa cho thấy uy tín ngày một thấp của cựu golf thủ số một thế giới. 

Ace Metrix, đơn vị tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu liên quan tới các đoạn quảng cáo trên truyền hình của Tiger Woods cho hãng Nike trong năm 2010. Theo đó hiệu quả từ chiến dịch quảng cáo này đạt mức tăng trưởng -30%.


Bê bối tình ái của Woods khiến các mục quảng cáo có hình ảnh của anh cho Nike không đạt hiệu quả như mong muốn.

Con số này, theo Ace Matrix, phản ánh đúng uy tín vốn sút giảm mạnh của Woods trong năm qua. Hàng loạt vụ ngoại tình bị phát giác và vụ ly hôn với cô vợ người mẫu Elin Nordegren khiến hình ảnh từng được xem như chuẩn mực về một ngôi sao thể thao có đời tư trong sạch, lối sống lành mạnh và một gia đình hạnh phúc gắn với Woods trước kia rạn vỡ. Sự nghiệp thể thao của anh cũng tuột dốc chóng mặt khi Woods thi đấu kém cỏi, không chiến thắng ở bất kỳ giải PGA nào trong năm và đến cuối năm để mất ngôi số một làng golf nam vào tay Lee Westwood.

Cũng vì những scandal đời tư, nhiều thương hiệu lớn như Gillette của hãng Procter & Gambles, AT&T, Accenture và Gatorade đã quyết định thôi hợp đồng tài trợ quảng cáo với Woods.

Điều an ủi cho Woods là anh không đơn độc ở vị trí thứ nhất trong nghiên cứu trên, mà chia sẻ với Lance Amstrong, cua-rơ huyền thoại giữ kỷ lục 7 lần liền vô địch Tour de France (1999-2005). Hiệu quả từ chiến dịch quảng cáo của tay đua 39 tuổi này cho hệ thống siêu thị phân phối điện máy Radio Shack cũng đạt mức tăng trưởng -30% trong năm 2010.

Khác với Woods, các quảng cáo gắn liền với Amstrong bị công chúng tẩy chay là vì vụ anh cáo buộc đồng đội cũ Floyd Landis dùng doping.

Gương mặt thể thao quảng cáo tốt nhất năm qua, theo nghiên cứu trên, là Peyton Manning, tiền vệ của đội bóng bầu dục Indianapolis Colts. Tuy nhiên mức tăng trưởng về hiệu quả quảng cáo mà Manning đem lại cho các thương hiệu Mastercard, Gatorade và Oreo cũng chỉ đạt mức 1,5%.

Theo vnexpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) - Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...