Thứ sáu, 10/01/2025, 16:39 [GMT+7]

Truyền hình chưa thể có lịch phát sóng V-League

Thứ năm, 06/01/2011 - 14:36'
AVG - đơn vị giữ bản quyền V-League trong 20 năm - chưa đạt được thỏa thuận chia sẻ với các nhà đài. Giải vô địch bóng đá Việt Nam vì thế chưa rõ sẽ được truyền hình trên những kênh nào dù ngày khai mạc đã cận kề.
V-League 2011 khai mạc ngày 22/11. Ảnh: Hoàng Hà.
V-League 2011 khai mạc ngày 22/11.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam mới bán trọn bản quyền truyền hình V-League cho AVG (Công ty Nghe nhìn toàn cầu) trong 20 năm. Tổng số tiền cụ thể không được tiết lộ nhưng giá trị của năm đầu hợp đồng là 6 tỷ đồng. Giữa tháng 12, AVG tuyên bố sẽ không thu phí bản quyền ở năm đầu tiên - 2011. Dù vậy tới lúc này, vẫn chưa có nhà đài nào thông báo kế hoạch phát sóng V-League. VTV – đối tác cũ của VFF, từng bỏ ra gần 2 tỷ đồng để sở hữu quyền phát sóng các trận đấu ở V-League 2010, VTC từng mua bản quyền truyền hình 30 trận đấu ở V-League mùa trước, nhưng cả hai đài này vẫn án binh bất động dù V-League 2011 chuẩn bị khai mạc. AVG nắm bản quyền nhưng không trực tiếp phát sóng mà phụ thuộc vào các nhà đài. Vì thế nếu các bên không đạt được thỏa thuận chia sẻ bản quyển truyền hình, CĐV Việt Nam có thể không được xem V-League 2011.

AVG, trong thông báo mới nhất gửi các nhà đài về việc chia sẻ bản quyền truyền hình bóng đá tại Việt Nam năm 2011 đã yêu cầu các đối tác đưa ra câu trả lời trước ngày 15/2. Từng tuyên bố không thu phí ở năm đầu tiên nhưng trong thông báo này, AVG lại chia ra ba nhóm đối tượng hợp tác gồm: đối tác muốn mua bản quyền, đối tác muốn tiếp sóng miễn phí và đối tác có nhu cầu hợp tác tổ chức sản xuất tín hiệu.

Trong cuộc gặp với đại diện VFF, các CLB và các nhà đài vào chiều ngày 5/1, AVG tiết lộ số tiền mà họ phải trả trong năm đầu tiên sở hữu bản quyền V-League là 6 tỷ đồng. AVG đề nghị các đối tác dựa trên số tiền này để đưa ra mức giá đề nghị hợp lý. AVG sau đó sẽ làm việc với từng đối tác để đưa ra quyết định cuối cùng.

Quan điểm của AVG đã gặp phải những phản ứng trái chiều từ các nhà đài. Các đài địa phương Nghệ An, An Giang... yêu cầu AVG để họ tiếp tục sản xuất, truyền hình các trận đấu của đội nhà miễn phí. “Nếu bán chúng tôi không có tiền để mua. Nếu AVG đồng ý, chúng tôi sẽ truyền hình trực tiếp 13 trận trên sân Vinh. Chúng tôi không đồng ý tiếp sóng 100 phút kèm theo quảng cáo. V-League không phải thương hiệu hút khách. Các nhà đài không có lãi khi truyền hình trực tiếp giải đấu này nhưng nó là món ăn quen thuộc của CĐV, vì thế không thể bỏ”, đại diện của đài Nghệ An phát biểu.

Đại diện của đài truyền hình kỹ thuật số VTC thì đặt câu hỏi: "AVG sẽ giải quyết thế nào nếu nhiều đài cùng quan tâm một trận đấu. Trong trường hợp đó, trận đấu có bán độc quyền hay không? Nếu một CLB có hệ thống truyền hình riêng, AVG và VFF sẽ giải quyết thế nào? VTC đã truyền hình 5 mùa giải V-League nên nguyên vọng là tiếp tục được phục vụ khán giả. Nhưng tình hình này muốn truyền hình trực tiếp còn phải phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chưa thể nói trước được”.

Tới chiều 5/1, mới chỉ có VTV và HTV (Truyền hình Hà Nội) thông báo về cơ bản đã đạt được thỏa thuận với AVG. Nhưng HTV cho biết sẽ chỉ phát sóng V-League trên hệ thống truyền hình cáp, trong khi VTV chưa nêu con số cụ thể các trận đấu sẽ truyền hình trực tiếp.

Nhiều CLB vì thế tỏ ra lo ngại bởi V-League sắp diễn ra, trong khi các nhà tài trợ yêu cầu phải có trận được truyền hình trực tiếp. Nhưng tới giờ chưa nhà đài nào công bố lịch phát sóng, vì thế họ rất “khó ăn khó nói” với đối tác.

Đại diện VFF phát biểu không ngại trường hợp các nhà đài dỗi và quay lưng với V-League bởi truyền hình giờ đã là thương trường, đơn vị nào làm vậy sẽ chịu thiệt thòi.

Theo VnExpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) - Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...