

Bào thai cá vằn 4 ngày tuổi do nhà nghiên cứu Oscar Ruiz tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Texas, Mỹ chụp lại. Đây là một phần trong nghiên cứu của ông nhằm tìm hiểu đột biến di truyền dẫn tới dị tật hở hàm ếch và sứt môi của người.
Lát cắt trầm tích mã não từng là một phần của đại dương cổ tại miền tây nam Dakota, với hình ảnh được phóng to gấp 90 lần so với kích thước thật.
Hình ảnh do một nghiên cứu sinh khoa thần kinh thuộc đại học Oxford chụp lại cho thấy quá trình sợi thần kinh (màu xanh lá) được "trồng" từ tế bào da người.
Các loài động vật không xương sống là niềm đam mê nghiên cứu của Igor Siwanowicz. Trong hình là chân của loài bọ nước.
Hình ảnh vitamin C nóng chảy được phóng đại gấp 50 lần của nhà sinh vật học Marek Mis.
Một chiếc lá thông đất phóng đại gấp 40 lần. Chủ nhân của bức ảnh - nhiếp ảnh gia David Maitland - chia sẻ: "Đôi khi điều kỳ diệu của cuộc sống lại nằm trong những thứ vô cùng nhỏ bé".
Nhị hoa dại được ghép lại từ 100 bức hình và phóng đại 40 lần. Đây là tác phẩm của nghệ sĩ Monoson Yahud đến từ Israel.
Bức ảnh chụp giọt cà phê espresso lấp lánh như được dát vàng của vợ chồng nghệ sĩ người Nhật Sanae Kitayama.
Sinh vật đơn bào với lớp màng trong suốt được phóng to gấp 200 lần. Hình ảnh này cho thấy nhiều chi tiết bên trong như miệng, thức ăn, lông mao...
Lớp vảy cánh bướm sắp xếp ngay ngắn trông như vảy cá. Nhiếp ảnh gia người Bỉ Francis Sneyers cho biết thực chất lớp vảy này rất dễ bị đứt gãy trước tác động của ngoại lực.
Tin đọc nhiều

Số ca nhiễm COVID-19 vẫn tăng nhanh ở nhiều nước châu Á

Hoa gạo đỏ rực góc trời Hà Nội

Không quân các nước phô diễn sức mạnh ở Triển lãm Hàng không Singapore
_2.jpg)
Trung Quốc hoàn thành cây cầu vượt biển dài nhất thế giới

Đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017

Bức ảnh chụp mầm đậu vào top ảnh đẹp của Việt Nam

Thanh niên Lai Châu làm nhà, mở đường giúp đồng bào vùng sâu

10 ảnh hài hot nhất Facebook trong ngày




)))))))))))))))).jpg)




