Thứ bảy, 11/01/2025, 05:51 [GMT+7]

Bức phù điêu và tượng cổ trên vách núi

Thứ hai, 08/07/2013 - 08:31'
Vách núi cheo leo quanh đền Thượng (TP Thanh Hóa) được chạm khắc phù điêu và nhiều tượng đá kỳ lạ. Sau hàng trăm năm, bức phù điêu cổ ở khu di tích lịch sử cấp quốc gia này vẫn còn khá nguyên vẹn.

1-JPG-1373094434_500x0.jpg

Đền Thượng (hay còn gọi là chùa Hinh Sơn, chùa Tiên Sơn, chùa Quán Thánh...), nằm ở sườn phía đông núi An Hoạch (phường An Hoạch, TP Thanh Hóa).

2-JPG-1373094434_500x0.jpg

Ngôi đền nằm cheo leo giữa lưng chừng núi, lọt thỏm trong một vách đá rộng chừng 4m2. Tương truyền đền được Đô đốc Lê Trung Nghĩa (? - 1786) - viên quan sống dưới thời Lê Trung Hưng chỉ huy xây dựng khi ông làm quan Tổng trấn Thanh Hoa.

3-JPG-1373094434_500x0.jpg

Trên vách đá phía cửa tiền và cửa hậu của đền được chạm khắc rất nhiều tượng voi đá...

4-JPG-1373094434_500x0.jpg

 ... ngựa đá và một số quan quản tượng hay giám mã.

5-JPG-1373094434_500x0.jpg

Đặc biệt, trong động có bức phù điêu rộng khoảng 2,5 mét, cao 1,5 mét khắc chân dung Quan Công, và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác.

6-JPG-1373094434_500x0.jpg

Trải qua hàng trăm năm tồn tại với bao biến cố nhưng những nét chạm trổ trên bức phù điêu vẫn còn nguyên vẹn. Tượng thể hiện nghệ thuật chạm khắc điêu luyện, công phu của những thợ đá thời bấy giờ.

7-JPG-1373094435_500x0.jpg

Phía ngoài đỉnh động có bốn chữ Hán cổ “Thiên cổ Vĩ nhân”.

8-JPG-1373094435_500x0.jpg

Quanh đền còn có rất nhiều bài thơ, văn bia chữ Hán cổ chưa được giải mã.

9-JPG-1373094435_500x0.jpg

Trên một vách núi dựng đứng phía ngoài đền còn có một chữ “Thần” được khắc ở độ cao trên 30 mét.

10-JPG-1373094435_500x0.jpg

Ngay phía trên chữ Thần là một quả chuông đồng cổ. Các cụ cao niên quanh vùng cũng không biết nó được treo từ bao giờ và làm cách nào để có thể leo lên sườn núi dựng đứng treo quả chuông ấy.

11-JPG-1373094435_500x0.jpg

Chân dung Quận công Lê Trung Nghĩa với khuôn mặt quắc thước trong trang phục nhà binh cũng được tạc cạnh con đường lên đền.

12-JPG-1373094435_500x0.jpg

Ngoài ra, ở đây còn có nhiều tượng voi đá, ngựa đá, tượng phỗng... khá cổ. Ông Hà Huy Tâm, Trưởng phòng Văn hóa TP Thanh Hóa cho biết, đền Thượng nằm trong cụm di tích lịch sử núi An Hoạch, được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992. “Những bức phù điêu và tượng đá ở đây vô cùng giá trị về mặt lịch sử và điêu khắc. Tuy nhiên, nhiều năm nay vấn đề bảo tồn đã bị bỏ ngỏ. Thành phố đang đẩy mạnh công tác quản lý, khẩn trương lập quy hoạch để xây dựng nơi đây thành khu du lịch trọng điểm trong thời gian tới”, ông Tâm nói.


 

Theo Lê Hoàng VnExpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) - Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...