Thứ tư, 15/01/2025, 12:14 [GMT+7]

Cẩn trọng với những thủ đoạn lửa đảo qua điện thoại và mạng xã hội

Thứ sáu, 14/07/2017 - 16:06'
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta cũng đã xuất hiện những trường hợp lừa đảo thông qua việc sử dụng điện thoại và lợi dụng thông tin màu mỡ được khai thác từ mạng xã hội để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của nhiều người bằng những thủ đoàn ngày càng tinh vi. Chính vì vậy, mỗi người cần cảnh giác với những chiêu thức lừa đảo này.

 

 

Giả danh công an Phòng cháy chữa cháy để lừa chủ cơ sở kinh doanh

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra trường hợp, đối tượng tìm hiểu thông tin về các cơ sở kinh doanh. Sau đó gọi điện đến và giới thiệu là cán bộ công tác tại đơn vị Phòng cháy chữa cháy (Công an tỉnh), với nội dung là sắp mở lớp tập huấn, toàn bộ phần thực hành sẽ được miễn phí và chỉ phải mua tài liệu. Chúng đưa ra giá mỗi bộ tài liệu là từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng và mỗi đơn vị đăng ký từ 3 đến 5 người đi tập huấn. Nếu không tham gia lớp tập huấn thì đơn vị sẽ đến cơ sở để kiểm tra và cho ngừng hoạt động. Đồng thời yêu cầu gửi tiền cho nhân viên bưu điện khi nhận được tài liệu. Đã có nhiều trường hợp nhẹ dạ cả tin, không xác nhận lại thông tin và mất tiền oan với các đối tượng lừa đảo.

Giả danh công an để chiếm đoạt tiền

Đối tượng sử dụng điện thoại gọi đến số điện thoại bàn của bị hại và hỏi: “Đây có phải là anh, chị…(tên chủ thuê bao)” chúng thông báo là chủ thuê bao còn nợ cước điện thoại (thông tin cá nhân chủ thuê bao chúng lấy từ tổng đài VNPT - 1080). Khi chủ thuê bao thắc mắc vì không có nợ thì chúng đặt chuyện nói dối là thông tin cá nhân của bị hại có đăng ký một thuê bao điện thoại bàn khác. Chúng hướng dẫn chủ thuê bao điện lại số thuê bao của các cơ quan Công an để giải quyết (thực chất chúng đã sử dụng mạng Internet để tạo số điện thoại của cơ quan Công an và do đồng bọn của chúng đóng giả). Lúc này, chúng mạo danh cơ quan Công an thông báo cho bị hại biết là có liên quan đến một tổ chức tội phạm quốc tế chuyên rửa tiền xuyên quốc gia mà đối tượng bị bắt đã khai ra. Bị hại điện thoại lại hỏi tổng đài 1080 VNPT để kiểm tra số điện thoại trên có phải của cơ quan Công an không thì được biết đây chính là số điện thoại của cơ quan Công an nên tin tưởng.

Chúng yêu cầu bị hại phải kê khai đầy đủ các nguồn tiền hiện có của mình như: Tiền gửi tiết kiệm, tiền trong tài khoản ngân hàng… sau đó, phải chuyển ngay các nguồn tiền này vào tài khoản Ngân hàng của cơ quan Công an để chờ xác minh nếu không liên quan chúng sẽ trả lại ngay (thực chất tài khoản này chúng thuê người khác mở). Nếu bị hại không thực hiện theo yêu cầu, thì sẽ bị cơ quan Công an bắt giam ngay để phục vụ công tác điều tra. Chúng còn yêu cầu các bị hại phải giữ bí mật, không nói cho ai biết kể cả người thân trong gia đình vì vụ án đang điều tra. Khi bị hại nộp tiền vào tài khoản thì chúng nhanh chóng rút hết tiền và biến mất.

Chiếm tài khoản Facebook rồi lừa nạp thẻ cào

Ngoài các thủ đoạn trên, các đối tượng còn thực hành vi lừa đảo bằng cách đánh cắp mật khẩu, tài khoản Facebook của người dùng rồi giả mạo làm chủ tài khoản Facebook đó, sau đó thông qua mối quan hệ của chủ tài khoản chúng nhờ mua thẻ cào điện thoại của các nhà mạng với rất nhiều lý do… nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Tương tự, bọn tội phạm còn thực hiện hành vi đánh cắp mật khẩu, đăng nhập vào các tài khoản Facebook của người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài giả vờ tìm người thân của chủ tài khoản Facebook bị chiếm đoạt ở Việt Nam yêu cầu nạp điện thoại để hưởng chênh lệch bằng cách gửi số seri và mã thẻ cào điện thoại qua tin nhắn facebook. Sau khi nhận được, các đối tượng nap thẻ cào vào tài khoản Ví điện tử, rồi thực hiện lệnh rút tiền thông qua các tài khoản của chúng ở Ngân hàng. Tiền trong Ví điện tử được quy đổi bằng 82% giá trị tiền thật.

Có thể thấy các chiêu thức lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi và nắm bắt rất kỹ tâm lý của người bị hại. Chính vì vậy, để không sập bẫy của bọn lừa đảo trước tiên người dân phải tự bảo vệ mình, tự đặt những câu hỏi khi có một tin nhắn hoặc một cuộc điện thoại bất thường được gọi hoặc gửi đến, cần xác minh lại thông tin và trao đổi với người thân. Đừng để bị lừa vài ba lần rồi mới rút kinh nghiệm.  Riêng với kiểu lừa nhờ mua thẻ cào bằng tài khoản Facebook bị đánh cắp, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng phải hết sức cảnh giác khi nhận bất kỳ lời nhờ vả nào từ người thân. Tốt nhất người dùng nên chủ động gọi điện thoại trực tiếp với người đã gửi tin nhắn cho mình để kiểm tra.

Theo TH/http://laichau.gov.vn/(Ngày đăng :14/07/2017 7:58:34 SA)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp
Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này cho thấy phân bón và giống có vai trò không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngoài sử dụng phân hữu...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...