Thứ ba, 14/01/2025, 19:07 [GMT+7]

Giữ rừng là giữ môi trường và cuộc sống

Thứ sáu, 09/12/2016 - 09:22'
Bao đời nay, người dân ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) không chỉ coi rừng là văn hóa mà còn là cuộc sống nên 6.474ha rừng của xã luôn được bảo vệ tốt.

Hàng năm, rừng mang về nguồn nước tưới tiêu, các loài hoa và các loại gỗ quý. Ở mảnh đất cuối trời Tây Bắc này, người dân quan niệm, giữ rừng là giữ môi trường và cuộc sống ấm no.

Giu rung la giu moi truong va cuoc song - Anh 1

Rừng Sin Suối Hồ là nơi giữ và cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện

Ông Sùng A Dế (bản Sân Bay) được bà con tín nhiệm bầu làm Bảo lâm viên của xã. Một năm, ông nhận được 900 ngàn đồng (tính ra mỗi tháng được gần 100 ngàn) để làm nhiệm vụ “gác cửa rừng” cho cả xã. Tuy nhiên, ông Dế không cho đó là công việc nặng nhọc mà rất hồ hởi nhận nhiệm vụ khi được bà con tin cẩn.

“Việc bảo vệ rừng của bà con được đưa vào hương ước từng bản, ai vi phạm thì bị phạt khá nặng. Một năm mở cửa rừng 2 lần cho người dân lấy củi. Những lần đấy có Bảo lâm viên của xã, dân quân xã và trưởng các bản “giám sát chéo” nên người dân tuân thủ chặt chẽ. Bản, xã cũng giám sát chặt về nhu cầu sử dụng củi của từng gia đình để quy định mức củi phù hợp tránh lạm dụng. Những hộ không có điều kiện lấy củi trong ngày mở cửa rừng, nếu được xã, bản cho phép sẽ được lấy bù. Gia đình neo đơn, người già ở một mình được các tổ chức đoàn thể lấy giúp. Sau ngày mở cửa, sẽ cấm tiệt cửa rừng”, ông Dế cho biết.

Anh Trang A Tủa, Bí thư Đoàn xã Sin Suối Hồ cho biết thêm: Mặc dù các bản quy định mức phạt khá cao (từ 15 - 18 ngàn đồng/cây củi, gỗ to thì xử lý theo quy định của pháp luật) nhưng ít khi các bản phải áp dụng chế tài này bởi người dân rất tự giác bảo vệ rừng. Nhờ được hưởng lợi từ rừng mà họ luôn ý thức giữ rừng là giữ môi trường và cuộc sống. Người dân không săn thú rừng, không chặt phá rừng mà còn nuôi nhốt gia súc để rừng được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn. Nếu lợn, trâu của gia đình nào phá rừng, bản bắt được sẽ mổ thịt chia cho cả bản!

Cũng theo anh Tủa, Đoàn Thanh niên của xã là lực lượng xung kích cùng với các Bảo lâm viên được dân tín cử để bảo vệ rừng. Nhờ rừng được bảo vệ nên thảo quả cũng phát triển tốt ngay cả khi bị các đợt mưa tuyết vùi lấp. Từ rừng mà những cánh đồng lúa bậc thang của xã luôn dồi dào nước tưới, đây là một yếu tố giúp mức bình quân lương thực đầu người của xã đạt hơn 600kg/người/năm. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất không còn là nỗi lo thường trực của người dân mỗi mùa mưa bão.

Theo PV/baomoi/05/12/2016 08:46 GMT+7

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp
Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này cho thấy phân bón và giống có vai trò không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngoài sử dụng phân hữu...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...