Thứ bảy, 11/01/2025, 23:41 [GMT+7]

Người tiêu dùng Việt Nam có những quyền lợi gì?

Thứ hai, 26/02/2018 - 10:21'
Theo kết quả khảo sát trực tuyến do Viện Nghiên cứu Kinh tế, xã hội và Môi trường thực hiện đầu năm 2016, trong số hơn 1.000 người dân được hỏi thì có tới 40% cho biết đã mua phải hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng; trên 30% mua phải hàng hết hạn, ôi thiu, 46% người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng so với quảng cáo...

Trong khi đó, con số thống kê từ Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cho hay, cả nước mới chỉ có 2,5% số người tiêu dùng biết tới luật hay các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

Có lẽ quan niệm "Khách hàng là thượng đế" đã không còn đúng với hiện tại khi mà sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng đang ngày ngày bị đe dọa trước thực phẩm bẩn, thực phẩm kém an toàn, rượu chứa methanol,...

Những lúc như vậy, hàng loạt câu hỏi lại được đặt ra: Quyền lợi người tiêu dùng ở đâu? Ai đứng ra bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Khi quyền lợi bị xâm hại thì người dùng liên hệ với cơ quan nào?

Hiện có 2 cơ quan có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cả nước, đó là Phòng Bảo vệ NTD - Cục Quản lý cạnh tranh và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam - VINASTAS.

Phòng Bảo vệ NTD là một đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương)

Địa chỉ: Số 25, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.22205002 - Fax: 04.22205003

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam - VINASTAS

Địa chỉ: 214/22 Phố Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
Điện thoại: 04 3852 7769

Vào đầu tháng 3/2015, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng đã công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh và khiếu nại từ người tiêu dùng, với đầu số 18006838.

Đây là tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng với đầu số miễn phí 1800.6838, trong đó sẽ tư vấn chính sách và các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cạnh tranh ở Việt Nam đồng thời hướng dẫn, tư vấn cho người tiêu dùng cách thức khiếu nại, giải quyết khiệu nại và tư vấn cách thức tiêu dùng thông minh

Mặc dù vậy, trên thực tế, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tiếp cận được những cơ quan có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Vậy người tiêu dùng Việt Nam đang có những quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Điều 8, Luật bảo vệ Người tiêu dùng quy định rõ người tiêu dùng có 8 quyền như sau:

Quyền lợi của Người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Những quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Nghĩa vụ của người tiêu dùng

1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế.

Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.

Theo Vân Hà (Tổng hợp)/Reatimes/Tiêu Dùng Plus/13/03/2017 11:07 GMT+7

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...