

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp trong tỉnh đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, sát thực tiễn. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, treo băng rôn, khẩu hiệu. Trong 2 năm (2023 - 2024) các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cấp tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thông tin; truyền thông của ngành xây dựng các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền với trên 1.898 tin, bài, phóng sự; 72 chuyên mục; 252 băng zôn; 3.445 tờ rơi; 38.200 cuốn thông tin, bản tin; 54 cuốn tài liệu; 1 phim tiểu phẩm. tổ chức 1 lễ ra quân; 4 cuộc trưng bày lưu động; 4 lượt tuyên truyền xe lưu động; 24 buổi tuyên truyền lưu động; 42.000 buổi tuyên truyền với trên 153.353 lượt người; 79 buổi chiếu phim lưu động; 26 hội nghị với 1.054 lượt người tham gia. Tổ chức ký cam kết cho 749 hộ không kinh doanh, vận chuyển, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng... Từ đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên rõ rệt; thói quen tiêu dùng ưu tiên hàng Việt dần trở thành nếp nghĩ, cách làm trong đời sống hàng ngày.
Chị Nguyễn Thị Dịu - tổ 27, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu chia sẻ: “Trước kia tôi thường mua các loại gạo, dầu ăn, mỳ chính… nhập khẩu, nhưng từ khi được nghe cán bộ tổ dân phố, phường tuyên truyền về ý nghĩa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đặc biệt sau một thời gian sử dụng hàng Việt tôi cảm nhận các mặt hàng do Việt Nam sản xuất đảm bảo về chất lượng, giá cả lại hợp lý, nên tôi chuyển hết sang dùng sản phẩm trong nước”.
Sản phẩm chuối xấy khô và nhiều nông sản địa phương được khách hàng yêu thích lựa chọn tại các không gian trưng bày sản phẩm Ocop trong mỗi dịp lễ hội.
Còn anh Giàng A Phong - Bí thư Đoàn xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, thành viên Nhóm thanh niên xấy chuối xã Bản Lang cho biết, Hàng năm, tỉnh, huyện tổ chức các hội chợ, lễ hội, chúng tôi thông báo và lồng ghép tuyên truyền về ý nghĩa Cuộc vận động tới đoàn viên, thanh niên trong xã. Tham gia các hội chợ, lễ hội, ngoài đươc vui chơi, mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình, chúng tôi còn tìm được đối tác tiêu thụ chuối tiêu Phong Thổ. Với nhiều sản phẩm như chuối xây khô, chuối dẻo... do Nhóm sản xuất được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn làm quà và sử dụng trong gia đình. Chúng tôi sẽ cố gắng gìn giữ thương hiệu, đảm bảo chất lượng, nâng cao hình thức bao bì, để đưa các sản phẩm do đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng nhiều hơn, nâng cao thu nhập cho các thành viên trong Nhóm.
Cuộc vận động không chỉ thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân mà còn góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương, giúp người dân tăng thu nhập, yên tâm gắn bó với đất và nghề. Đây chính là minh chứng cho sức lan tỏa của hàng Việt trong đời sống thường nhật. Từ những chợ phiên vùng cao đến các cửa hàng tiện lợi nơi phố thị, hàng Việt đã và đang khẳng định chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Lai Châu.
Khách hàng lựa chọn hàng Việt tại Siêu thị VinMart Lai Châu.
Để cuộc vận động ngày càng có sức lan toả mạnh mẽ và đem lại hiệu quả thiết thực, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp trong tỉnh cũng phối hợp với ngành chức năng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc tổ chức nhiều hội chợ thương mại, phiên chợ hàng Việt, Tuần lễ nông sản đã tạo điều kiện để các sản phẩm hàng Việt, nhất là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng. Năm 2024, tỉnh đã xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lai Châu, duy trì, nâng cấp sàn giao dịch thương mại laichau.biz, vận hành sàn Giao dịch điện tử; quảng bá, giới thiệu 70 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh lên 18 gian hàng (bình quân số lượt truy cập trên sàn đạt 70-80 lượt/ngày). Ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Lai Châu, danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh Lai Châu…
Duy trì, vận hành và đưa 77 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp khác của 14 doanh nghiệp, hợp tác xã lên Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hàng hóa của tỉnh Lai Châu tại địa chỉ http://truyxuatnguongoclaichau.vn nhằm hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ thương hiệu, uy tín các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh. Hỗ trợ đưa các sản phẩm chè, gạo, miến dong, dược liệu, mật ong, cá, đông trùng hạ thảo... lên trên các nền tảng thương mại điện tử như: Laichau.biz, BUUDIEN.VN để quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu…
Năm 2024, Lai Châu đã tổ chức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia 4 hội chợ gồm: Hội chợ OCOP Quảng Ninh, quy mô có 4 gian hàng, với 100 sản phẩm tham gia trưng bày. Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh; Lễ hội Lai Châu có 2 gian hàng, với 53 sản phẩm gồm các sản phẩm chế biến từ sâm, dược liệu và một số sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu... Lễ hội sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Miền núi phía Bắc, quy mô có 4 gian hàng, với trên 80 sản phẩm tham gia trưng bày. Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh, giới thiệu cho 5 tổ chức, cá nhân tham gia tuần hàng trưng bầy, quảng bá sản phẩm nông sản tại thành phố Hà Nội. Qua lễ hội đã giới thiệu, quảng bá thương mại và thúc đẩy kết nối cung cầu sản phẩm Sâm, dược liệu, một số sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu. Duy trì Cửa hàng Liên kết - Giới thiệu - Tiêu thụ nông sản an toàn của Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, hỗ trợ tiêu thụ 8.735 tấn nông sản các loại.
Đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và truy xuất nguồn gốc đối với các hàng hóa, nông sản, thực phẩm thiết yếu, Lai Châu đã tận dụng triệt để sức mua của thị trường nội địa…. không chỉ khẳng định được vị thế tại thị trường trong tỉnh mà còn từng bước vươn xa, tạo dựng thương hiệu trên thị trường khu vực và cả nước.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cuộc vận động tỉnh, trong những năm gần đây nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ trong nước, từ đó ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Xu thế dùng hàng Việt ngày càng tăng, chất lượng hàng Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý nên đã thu hút được nhiều người tiêu dùng.
Qua quá trình triển khai Cuộc vận động được thực hiện bài bản đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tăng cường tập trung đầu tư công nghệ, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cuộc vận động được triển khai cũng đã tác động trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khi mua sắm, trang bị tài sản công đã ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hàng nội địa. Năm 2023, có 140 đơn vị đăng ký mua sắm hàng tài sản công là hàng sản xuất tại Việt Nam với tổng số tiền là 4.073.750.000 đồng, năm 2024 các cơ quan trên địa bàn tỉnh mua sắm hàng tài sản công là hàng sản xuất tại Việt Nam với số tiền là: 6.211.250.000 đồng.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Lai Châu không chỉ thúc đẩy sản xuất nội địa mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và kết nối thị trường nhằm lan tỏa sâu rộng hơn nữa tinh thần của Cuộc vận động đến từng người dân, từng cộng đồng.
Khánh thành “Trường đẹp cho em”
Công ty Điện lực Lai Châu: Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2025–2030

Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân

Tiên phong trên mặt trận truyền thông, lan tỏa tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Đa dạng hoạt động giúp nông dân xóa nhà tạm

Bum Tở quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát
Công ty Điện lực Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - xử lý sự cố - an toàn năm 2025







