Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển kinh tế xã hội năm 2024
Năm 2024, tỉnh Lai Châu tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế ổn định với các chỉ số kinh tế vĩ mô ghi nhận sự cải thiện đáng kể: GRDP của tỉnh tiếp tục tăng trưởng ở mức cao hơn so với trung bình khu vực, nhờ vào các ngành kinh tế trọng điểm như nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến và du lịch sinh thái; Khu vực nông nghiệp, với sự hỗ trợ từ các chương trình tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới, đạt nhiều thành tựu trong việc gia tăng giá trị sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm… Tuy nhiên, nền kinh tế tỉnh Lai Châu vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế thế giới và trong nước; đối mặt với rủi ro từ thiên tai, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Về cơ chế chính sách: Nhiều bộ Luật, nhiều cơ chế, chính sách mới có hiệu lực từ năm 2024 đã ảnh hưởng đến trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân và dự án…
Buổi giao dịch tại Chi nhánh Agribank Lai Châu.
Bám sát diễn biến kinh tế tỉnh Lai Châu, chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lai Châu và của Agribank, Agribank chi nhánh tỉnh Lai Châu đã chủ động ứng phó, thực hiện đồng bộ, linh hoạt, nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cùng với thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác an ninh xã hội trong năm 2024 để khẳng định vai trò và vị thế của Agribank trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Ngay từ đầu năm, Agribank chi nhánh tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo toàn thể cán bộ, người lao động các đơn vị trong toàn chi nhánh đoàn kết, nỗ lực, phát huy tối đa nội lực để hoàn thành KHKD. Kết thúc năm 2024, một số kết quả nổi bật Agribank đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như sau: Về cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn: Doanh số cho vay 3.310 tỷ đồng; dư nợ 4.166 tỷ đồng (chiếm 46,6%/tổng dư nợ) với 10.973 khách hàng, chiếm 80% dư nợ NNNT trên địa bàn của các NHTM. Đến 31/12/2024, Agribank tỉnh Lai Châu đã triển khai trên 300 tổ vay vốn với 3.345 thành viên với dư nợ trên 500 tỷ đồng hoạt động hiệu quả.
Về chính sách lãi suất: Triển khai đầy đủ các chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, NHNN: Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản: khách hàng dư nợ 0,9 tỷ đồng; Theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ: 87 tỷ đồng. trong đó cơ cấu gốc 5 khách hàng, dư nợ 87 tỷ đồng. Agribank tỉnh Lai Châu thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi, chương trình giảm lãi suất hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo các chương trình của
Agribank với số tiền hỗ trợ gần 50 tỷ đồng: Cho vay tiêu dùng ưu đãi lãi suất đối với KHCN (Triển khai từ ngày 01/02/2024 áp dụng mức lãi suất thấp hơn từ 2-2,5%/năm so với sàn lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống): 244 khoản vay với dư nợ cho vay 79,1 tỷ đồng. Cho vay ngắn hạn ưu đãi KHCN phục vụ SXKD (Triển khai từ ngày 01/02/2024 áp dụng mức lãi suất thấp hơn từ 2%/năm so với sàn lãi suất cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh): 350 khoản vay với dư nợ 174,8 tỷ đồng.
Cho vay ưu đãi đối với KHDN nhỏ và vừa (triển khai từ 01/02/2024 áp dụng lãi suất thấp hơn 1-1,5% so với sàn lãi suất): 59 khoản vay, dư nợ 59,1 tỷ đồng. Chính sách lãi suất đối với dư nợ TDH (Triển khai từ ngày 15/3/2024 áp dụng lãi suất thấp hơn 1-1,5% so với sàn lãi suất): 1.679 khoản vay, dư nợ 827,5 tỷ đồng. Chính sách lãi suất đối với dự án đầu tư dành cho KHDN năm 2024 (Triển khai từ ngày 01/02/2024 áp dụng lãi suất cố định thấp hơn 0,5-1% so với sàn lãi suất): 592 khoản vay, dư nợ 3.505 tỷ đồng. Về kiểm soát nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu duy trì mức thấp, đạt 0,95%, được kiểm soát chặt chẽ nhờ các biện pháp tái cấu trúc nợ. Chất lượng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được nâng lên so với năm 2023.
Những giải pháp hỗ trợ mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh đưa ra đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Thông qua việc cung cấp nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất và đồng hành trong các chương trình phát triển nông thôn, Agribank không chỉ giúp phục hồi kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững. Điều này không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của ngân hàng trong việc xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại mà còn thể hiện cam kết đồng hành lâu dài vì sự thịnh vượng chung của xã hội.
T.H
Bình luận