Chủ nhật, 12/01/2025, 11:15 [GMT+7]

Bắt đầu vận hành hệ thống hải quan điện tử hiện đại VNACCS/VCIS

Thứ tư, 02/04/2014 - 08:36'
Từ ngày 1/4, hệ thống hải quan điện tử VNACCS và VCIS bắt đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hệ thống hiện đại này được xây dựng trên mô hình công nghệ của “Hệ thống thông quan tự động của Nhật Bản” (NACCS) và “Hệ thống hải quan thông minh” (CIS), và được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Việc phát triển và đưa vào vận hành phần mềm này nằm trong khuôn khổ dự án viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản “Triển khai thực hiện hải quan điện tử và một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa hải quan”, được thực hiện từ năm 2012 đến tháng 3/2014.

Hai hệ thống VNACC/VCIS được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh nhờ giảm chi phí và thời gian làm thủ tục thông quan cũng như giảm chi phí hành chính. Ngoài ra, hệ thống này không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thương mại cho Việt Nam mà còn giúp tăng cường liên kết giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trên thế giới, thông qua cơ chế một cửa ASEAN.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống VNACCS/VCIS, Nhật Bản vẫn tiếp tục hỗ trợ Tổng cục Hải quan Việt Nam thực hiện quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan và hợp tác với các bộ ngành khác trong việc xây dựng khung pháp lý để triển khai cơ chế một cửa quốc gia, trong khuôn khổ dự án hợp tác kỹ thuật “Thực hiện hải quan điện tử tại Việt Nam” từ năm 2012 đến 2015.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Số đơn khai báo xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể, từ 1,16 triệu năm 2002 lên 4,16 triệu năm 2010, khiến khối lượng công việc của cán bộ hải quan ngày càng nặng nề hơn và nhu cầu áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để đẩy nhanh thủ tục thông quan trở nên thực sự cấp bách đối với Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Bên cạnh đó, trên cơ sở “Chiến lược phát triển Hải quan tới năm 2020” được phê duyệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 2011, Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2015, 60% số lượng khai báo xuất nhập khẩu sẽ được tiến hành thông qua hệ thống điện tử và 50% giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu được xử lý trên hệ thống một cửa quốc gia. Trước tình hình này, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ triển khai hệ thống công nghệ thông tin để giải quyết các thủ tục thông quan cho Việt Nam, dựa trên mô hình công nghệ NACCS/CIS.

 

Theo Lan Hương/HNM

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...