Chủ nhật, 12/01/2025, 11:12 [GMT+7]

Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản: Lỗ hổng từ sự thiếu đồng bộ

Thứ hai, 24/03/2014 - 08:25'
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, từ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt đến nhập khẩu thủy sản, thịt "bẩn"...

Thực tế trên không chỉ khiến người tiêu dùng thêm lo ngại mà còn cho thấy công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh nông - lâm - thủy sản chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Do công tác quản lý thiếu đồng bộ, người sản xuất rau an toàn đang phải chịu thiệt thòi.

Do công tác quản lý thiếu đồng bộ, người sản xuất rau an toàn đang phải chịu thiệt thòi.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT), trong triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNN&PTNT về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh (SX-KD) vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, mặc dù các địa phương đều có thống kê, xếp loại song chưa thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ để buộc cơ sở khắc phục sai phạm. Kết quả kiểm tra 1.358 cơ sở SX-KD vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản do quận, huyện, thị xã quản lý (chưa đầy đủ) cho thấy chỉ có 45 cơ sở xếp loại A, 76 cơ sở xếp loại B và tới 1.233 cơ sở xếp loại C. Đây là một thực tế đáng báo động.

Trước thực trạng trên, ngay từ đầu năm, UBND TP ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về công tác an toàn thực phẩm TP Hà Nội năm 2014 và gần đây, ngày 24-2-2014, tiếp tục có Chỉ thị số 06/CT-UBND, xác định quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản là một nhiệm vụ trọng tâm của TP Hà Nội trong năm 2014. Ông Ngô Đại Ngọc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, hiện thành phố đang thực hiện các chương trình quản lý chất lượng theo chuỗi từ đầu vào vật tư nông nghiệp cho đến quá trình sản xuất lưu thông. Đến nay ngành nông nghiệp Thủ đô đã xây dựng và duy trì được 8 mô hình chuỗi thực phẩm an toàn trên cây chè, đu đủ, táo, chuối, ổi, bưởi Diễn, cam Canh và nhãn. Chỉ đạo giám sát các vùng rau an toàn (RAT), tổ chức gắn nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm RAT; tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ RAT thông qua sàn giao dịch bán buôn sản phẩm rau, quả an toàn; xây dựng thí điểm các tổ, nhóm tiêu thụ RAT ở các khu dân cư. Thông qua dự án Lifsap, hỗ trợ đầu tư, cải tạo nâng cấp 13 chợ kinh doanh thực phẩm tươi sống tại các huyện Ba Vì, Thanh Oai, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây... Tham gia mô hình sản xuất chuỗi, bước đầu các hộ nông dân, HTX được hỗ trợ về đầu ra cho sản phẩm, hiệu quả SX-KD đạt cao hơn trước.

Mặc dù quy mô của các mô hình chuỗi ở Hà Nội còn nhỏ song tác động lại hết sức tích cực, đã góp phần cải thiện an toàn thực phẩm, lành mạnh thị trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mậu Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, các ngành chức năng, địa phương của thành phố đã triển khai khá nhiều các hoạt động nhằm bảo đảm chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp song việc ngăn chặn những tác nhân gây hại từ gốc (như kiểm tra, giám sát việc nhập lậu thuốc BVTV, gia cầm, thủy sản… ở cửa khẩu biên giới) chưa được quan tâm lại đang làm hạn chế đáng kể hiệu quả mà các cơ quan chức năng rất vất vả mới thực hiện được. Sự thiếu đồng bộ này là vấn đề đang gây bức xúc lớn, rất cần được xem xét, chấn chỉnh trong thời gian tới.

Theo Đỗ Tâm/HNM

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Công nhận lại sản phẩm OCOP ở Tân Uyên: Chuyện khó, việc mới
(BLC) -Để xây dựng được sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đầu tư mới có được. Mặc dù vậy, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP không có giá trị vĩnh viễn mà thời hạn ngắn, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...